Kế toán tài sản cố định, đầu tư dài hạn

    Lượt xem: 1051

KẾ TOÁN TSCĐ & ĐẦU TƯ DÀI HẠN

—————-

I. Tổng quan
1. Khái niệm và đặc điểm TSCĐ:

 

TSCĐ là nguồn lực kinh tế ban đầu có giá trị lớn hơn 10 triệu và thời gian sử dụng lâu dài( trên một năm)

Có các loại sau: TSCĐ Hữu hình, TCSĐ vô hình, TSCĐ thuê tài chính

Quy định chung: TSCĐ có giá trị > 10.000.000 VNĐ

 

2. Xác định giá trị ghi sổ cho TSCĐ

Giá trị còn lại của TSCĐ = Nguyên giá – giá trị hao mòn

 

Nguyên giá TSCĐ hữu hình bao gồm toàn bộ các chi phí mà DN bỏ ra để có TSCĐ tính đến thời điểm đưa vào trạng thái sẵn sàng đi vào Hoạt động

 

Ng. giá TSCĐ do mua sắm = Giá mua thực tế – các khoản chiết khấu, giảm giá + các khoản thuế + các khoản chi phí

 

Nguyên giá TSCĐ do bộ phận xây dựng cơ bản bàn giao:

Nguyên giá = giá thực tế công trình + các khoản phí khác

 

Nguyên giá TSCĐ được cấp, chuyển đến:

Nguyên giá = Giá trị còn lại ghi sổ ở đvị cấp + các phí tổn mới

 

Nguyên giá do nhận vốn góp liên doanh, tặng thưởng, viện trợ là giá thực tế đánh giá do các bên thoả thuận.

 

3. Tài khoản sử dụng:

TK 211

Bên Nợ: phản ánh các nghiệp vụ làm tăng TSCĐ

Bên Có: ——————————– giảm——

Dư nợ: Nguyên giá TSCĐ hh hiện có

TK 212: TSCĐ thuê tài chính

TK 213: TSCĐ vô hình

TK 214: Hao mòn TSCĐ

Bên nợ: Phản ánh các nghiệp vụ làm giảm giá trị hao mòn TSCĐ (Nhượng bán,,,)

Bên có: ——————————— tăng—————————– (trích Khấu hao)

Dư có: Giá trị hao mòn của TSCĐ hiện có

 

TK 009: Nguồn vốn khấu hao cơ bản theo dõi tình hình hình thành và SD vốn KH

Bên nợ: Phản ánh nghiệp vụ làm tăng NV Khấu hao cơ bản

Bên có: —————————- giảm————————–

Dư nợ: Số vốn khấu hao cơ bản hiện còn.

Các TK liên quan: 001, 331, 342, 111, 627, 642…

 

II. Kế toán Tổng hợp TSCĐ:

1. Kế toán tăng TSCĐ

 

Mua sắm bằng vốn CSH:

BT1. Ghi tăng TSCĐ

Nợ 211, 133: Tăng TSCĐ và thuế GTGT được khấu trừ (Nếu có)

Có 331, 111, 112: Nợ lại người bán hoặc trả ngay bằng tiền

 

BT2. Kết chuyển tăng nguồn vốn tương ứng:

Nợ 414: Dùng Quỹ ĐTư PTriển để mua sắm

Nợ 431: Dùng Quỹ phúc lợi

Nợ 441: Dùng nguồn vốn XDCB

Có 411: Tăng nguồn vốn kinh doanh

Nếu sử dụng nguồn vốn Khấu hao cơ bản, ghi thêm bút toán: Có 009

 

Nếu TSCĐ được mua về phục vục cho HĐ phúc lợi công cộng:

 

BT1.

Nợ 211

Có 331, 112, 111…

 

BT2. Kết chuyển tăng nguồn vốn Tương ứng:

Nợ 431 (4312): Giảm quỹ phúc lợi

Có 431 (4313): Quỹ phúc lợi đã hình thành

 

Trường hợp mua sắm bằng vốn vay dài hạn, kế toán chỉ ghi bút toán tăng nguyên giá TSCĐ

Nợ TK 211, 133: Nguyên giá TSCĐ tăng thêm, thuế GTGT

Có 341: Số tiền vay dài hạn để trả mua TSCĐ

 

Mua theo hình thức trả góp, trả chậm:

Nợ TK 211: nguyên giá

Nợ 133: VAT được khấu trừ

Nợ 242: lãi do mua trả góp, trả chậm

Có 331:Phải trả người bán (Mua chịu)

Kết chuyển nguồn vốn:

Nợ TK lquan: 441, 414, 4312: Giảm NVốn Sử dụng

Có 411: NV Kinh doanh.

 

Mua bằng phương thức hàng đổi hàng:

Nợ 214: giá trị hao mòn kuỹ kế của TS đem đi trao đổi

Nợ 211: Nguyên giá TSCĐ nhận về

Có 211: ghi giảm nguyên giá TSCĐ đem đi trao đổi

Trường hợp trao đổi chênh lệch, DN phả trả hoặc phải thu từ đối tác, ghi:

 

BT1. Xoá sổ TSCĐ đem đi trao đổi:

Nợ 214: Giá trị hao mòn

Nợ 811: Giá trị còn lại đem đi trao đổi

Có 211: ghi giảm nguyên giá TSCĐ đem đi trao đổi

 

BT2. Phản ánh giá trị trao đổi of TSCĐ:

Nợ 131: Tổng giá thanh toán của TSCĐ nhận về:

Có 711: Giá trao đổi theo thoả thuận

Có 333:

 

BT3. Phản ánh tổng giá thanh toán của TSCĐ nhận về:

Nợ 211: nguyên giá

Nợ 133

Có 131

 

Mua sắm nhà cửa vật kiến trúc gắn liền quyền sử dụng đất:

BT1. Ghi tăng TSCĐ

Nợ 211, 133, 213

Có 331, 111, 112, 341

 

BT2. Kết chuyển nguồn vốn tương ứng

Nếu mua sắm qua lắp đặt trong thời gian dài

Nợ 241, 133

Có 331, 341, 111…

Khi hoàn thành nghiệm thu, đưa vào sử dụng, kế toán ghi tăng TSCĐ

Nợ 211

Có 241: Kết chuyển chi phí mua sắm

Đồng thời kết chuyển nguồn vốn:

Nợ 414, 441, 431

Có 411

Các khản chi không hợp lý trong quá trình lắp đặt: Không được tính vào nguyên giá thì ghi:

Nợ 111, 112,138…

Nợ 632

Có 241:

 

Trường hợp tăng do XDCB bàn giao hoặc tự chế, vốn góp liên doanh:

Nợ 211, 131, 133

Có 411, 128, 222: Tăng nguồn vốn Kinh doanh, tăng Đầu tư chứng khoán, tăng nguồn vốn liên doanh

 

Trường hợp tăng do chuyển từ công cụ dụng cụ sang:

Nợ 211 (tăng TSCĐ)

Có 153 (Giảm CCDC)

Nếu CCDC đã SD:

Nợ 211:

Có 241: Giá trị đã phân bổ

Có 412: phần chênh lệch

 

Tăng do đánh giá lại:

BT1. Phần chênh lệch tăng nguyên giá:

Nợ 211

Có 412: phần chênh lệch

BT2. Phần chênh lệch hao mòn:

Nợ 412

Có 214

 

Tăng do nhận viện trợ: Nợ 211 Có 711

 

Phát hiện thừa khi kiểm kê:

Nợ 627, 641, 642 (Tính vào các chi phí chung, BH hay QLDN)

Có 214: Hao mòn TSCĐ

Trong thời gian chờ xử lý thì theo dõi ở TK 338

Nợ 211

Có 214, 338

 

2. Kế toán giảm TSCĐ

Trường hợp nhượng bán:

 

BT1. Xoá sổ TSCĐ: Nợ 214: Giảm gía trị hao mòn TSCĐ của DN

Nợ 811: tăng chi phí liên quan đến nhượng bán

Có 211: giảm TSCĐ

 

BT2. Phản ánh giá trị nhượng bán:

Nợ TK liên quan: 111,112, 131: Có thể thu tiền ngay hoặc KH nợ lại

Có 711, 333: Tăng thu nhập, tăng thuế đầu ra phải nộp

 

BT3. chi phí nhượng bán khác:

Nợ 811, 133: Các chi phí liên quan đến nhượgn bán

Có 331, 111, 112: KHoản phải thanh toán CP đó

 

Thanh lý tài sản:

BT1. Xoá sổ TSCĐ:

Nợ 214:Giảm GTrị hao mòn

Nợ 811: tăng CP liên quan

Có 211: giảm TSCĐ

 

BT2. Số thu hồi từ thanh lý:

Nợ 111, 112, 152, 153, 131, 138: Giá trị thu được từ viêc thanh lý

Có 711, 333…: Các khoản thu nhập từ thanh lý, Thuế phải nộp

 

BT3. Tập hợp chi phí thanh lý:

Nợ 811, 133

Có 111, 112, 331, 334

 

Trường hợp giảm do chuyển thành CCDC nhỏ:

Nợ 214, 627, 641, 642: Kết chuyển vào hao mòn hoặc vào Cp KD

Có 211: giảm TSCĐ

 

Trường hợp giá trị còn lại của TSCĐ lớn kế toán sẽ đưa vào chi phí dài hạn để phân bổ dần:

Nợ 214, 242: Đưa vào hao mòn hoặc vào ký cược,ký quỹ dài hạn

Có 211: giá trị TSCĐ giảm đi

 

Trường hợp giảm do góp vốn liên doanh

BT1. Xoá sổ TSCĐ:

Nợ 214:Giảm GTrị hao mòn

Nợ 811: tăng CP liên quan

Có 211: giảm TSCĐ

BT2. Phản ánh giá trị góp vốn được ghi nhận:

Nợ 128, 222: Phản ánh gía trị góp vốn đầu tư hay liên doanh

Có 711, 333: ghi tăng thu nhập, thuế phải nộp

 

Trường hợp giảm do trả lại cho các bên tham gia góp vốn:

BT1. Xoá sổ TS

Bt2. ghi giảm số vốn kinh doanh:

Nợ 411

Có 711, 333

 

Khi kiểm kê phát hiện thiếu:

Nợ 214, 138

Có 211

 

Khi sửa chữa nâng cấp:

Nợ 211

Có 241:

 

III. Kế toán đầu tư dài hạn: Đầu tư chứng khoán, Góp vốn liên doanh dài hạn:

TK sử dụng: 221: đầu tư chứng khoán

222: Góp vốn liên doanh
Bài tập: Có số liệu của một công ty như sau: (Đvị tính: 1000đ)

 

I. Các số dư đầu kỳ:

– TK 211: 3.500.000 – TK 213: 250.000;

– TK 214: 1.250.000 (2141: 1.200.000, TK 2143: 50.000)

 

II. Các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ:

1. Mua một thiết bị SX theo tổng giá thanh toán (cả thuế VAT 5%) là 420.000> chi phí mới chi ra để chạy thử, giao dịch là 4.000. Toàn bộ tiền mua và chi phí lq đã chi bằng tiền gửi NH, Thiết bị này được đầu tư bằng quỹ ĐTư PTriển

2. Thu hồi vốn góp liên doanh bằng một thiết bị SX theo giá thoả thuận là 105.000 (thuế 5%), Được biết tổng số vốn góp lúc đầu là 120.000

3. Nhượng bán một ôtô tải cho công ty X theo tổng giá thanh toán (cả thuế GTGT 5%) là 210.000. Được biết nguyên giá ôtô 285.000, giá trị hao mòn luỹ kế 85.000

4. Thanh lý một thiết bị SX, nguyên giá 250.000, giá trị hao mòn luỹ kế 200.000, Phế liệu thu hồi bán thu bằng tiền mặt (Cả thuế GTGT 5%) là 16.800. chi phí thanh lý đã chi bằng tiền mặt 1.000)

Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ phát sinh

 

Bài giải:

NV1: Mua TSCĐ

Giá chưa thuế 420.000/1.05= 400.000

Thuế: 20.000

ĐK

1a. Ghi tăng TSCĐ, ghi giảm tiền gửi ngân hàng số tiền dung để mua TSCĐ

Nợ 211- TSCĐ: 400.000

Nợ 133 (1332) Thuế: 20.000

Có 112(TGNH giảm): 420.000

 

1b. Phản ánh chi phí chạy thử trả bằng TGNH

Nợ 211 (2113): 4.000

Có 112: 4.000

 

1c. Thiết bị được đầu tư bằng quỹ Đtư phát triển: ghi giảm quỹ ĐTPT, tăng Nguồn vốn KD:

Nợ 414: Quỹ ĐTPT giảm

Có 411: tăng NVKD

 

NV2. Thu hồi vốn góp bằng TSCĐ, Ghi tăng TSCĐ

Nợ 211: Giá trị TSCĐ thu hồi: 100.000

Nợ 133 (1332): Thuế GTGT được khấu trừ: 5.000

Nợ 138: Khoản phải thu khác – Phần chênh lệch vốn góp ban đầu: 15.000

Có 222 – giảm vốn góp liên doanh với đối tác: 120.000

 

NV3. Nhượng bán TSCĐ

BT1. 3a, Phản ánh giá trị TSCĐ:

Nợ 214: (Giá trị hao mòn muỹ kế): 85.000

Nợ 811: Chi phí nhượng bán: 200.000

Có: nguyên giá TSCĐ đem đi thanh lý 285.000

 

Bt2. 3b, Phản ánh giá thanh toán

Giá thanh toán chưa thuế = 210.000/ (1+0.05) = 200.000

Nợ 131(Phải thu của công ty X): 210.000

Có 711:Thu nhập từ việc nhượng bán: 200.000

Có 3331: Thuế phải nộp: 10.000

 

NV4. Thanh lý TSCĐ, thu lại phế liệu và chi phí tiền mặt cho thanh lý

4a. Phản ánh giá trị của TSCĐ đem đi thanh lý:

Nợ 214: Giảm giá trị hao mòn luỹ kế: 200.000

Nợ 811: Chi phí thanh lý: 50.000

Có 211: Nguyên giá TSCĐ: 250.000

 

4b. Thu tiền mặt từ phế liệu thu hồi:

Nợ 111: 16.800

Có 711: ghi tăng TN khác từ phế liệu: 16.000

Có 3331: Thuế phải nộp 800

 

4c. Phản ánh chi phí thanh lý bằng tiền mặt:

Nợ 811: Chi phí thanh lý: 1.000

Có 111:tiền mặt giảm: 1.000

 

Khóa học thực hành kế toán tổng hợp thực tế tại Công ty đào tạo tin học kế toán Tri thức Việt sẽ dạy các bạn thực hành toàn bộ trên chứng từ thực tế và phần mềm kế toán : Dạy thực hành kê khai thuế , hạch toán thực tế , lên sổ sách , lập báo cáo tài chính cuối năm .

 

http://ketoannganhan.com/

 

Comments

comments