Các phương pháp tính giá xuất kho

    Lượt xem: 1596

CÔNG TY TIN HỌC – KẾ TOÁN TRI THỨC VIỆT

Giới thiệu với tất cả các bạn về

CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ XUẤT KHO

Theo Chuẩn mực kế toán 02- Hàng tồn kho. Doanh nghiệp có thể sử dụng một trong các phương pháp sau để tính giá xuất kho:

  1. Phương pháp bình quân gia quyền

Theo phương pháp này giá xuất kho hàng hoá được tính theo đơn giá bình quân (bình quân cả kỳ dự trữ, bình quân cuối kỳ trước, bình quân sau mỗi lần nhập)

Giá thực tế nguyên vật liệu, hàng hoá xuất dùng=Số lượng xuất dùngxGiá đơn vị bình quân

Giá đơn vị bình quân được xác định bằng nhiều cách:

  • Phương pháp giá bình quân cả kỳ dự trữ

Ưu điểm: Đơn giản, dễ làm, chỉ cần tính toán một lần vào cuối kỳ.

Nhược điểm: Độ chính xác không cao, chưa đáp ứng yêu cầu kịp thời của thông tin kế toán ngay tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ.

Đơn giá bình quân

của cả kỳ dự trữ

=Giá thực tế tồn đầu kỳ + Nhập trong kỳ
Số lượng tồn đầu kỳ + Nhập trong kỳ
  • Phương pháp bình quân cuối kỳ trước:

Ưu điểm: Phản ánh kịp thời tình hình biến động của nguyên vật liệu, hàng hoá.

Nhược điểm: Không chính xác vì không tính đến sự biến động của giá cả.

Đơn giá bình quân cuối kỳ trước=Giá thực tế tồn đầu kỳ (hoặc cuối kỳ trước)
Lượng thực tế tồn đầu kỳ (hoặc cuối kỳ trước)
  • Phương pháp đơn giá bình quân sau mỗi lần nhập:

Ưu điểm: Vừa chính xác, vừa cập nhập được thường xuyên liên tục.

Nhược điểm: Tốn nhiều công sức, tính toán nhiều lần

Đơn giá bình quân

sau mỗi lần nhập

=Giá thực tế tồn kho trước lần xuất
Số lượng thực tế tồn kho trước lần xuất

 

  1. Phương pháp giá thực tế đích danh

Theo phương pháp này sản phẩm, vật tư, hàng hoá xuất kho thuộc lô hàng nhập nào thì lấy đơn giá nhập kho của lô hàng đó để tính.

Ưu điểm: Đây là phương án tốt nhất, nó tuân thủ nguyên tắc phù hợp của kế toán; chi phí thực tế phù hợp với doanh thu thực tế. Giá trị của hàng xuất kho đem bán phù hợp với doanh thu mà nó tạo ra. Hơn nữa, giá trị hàng tồn kho được phản ánh đúng theo giá trị thực tế của nó.

Nhược điểm: việc áp dụng phương pháp này đòi hỏi những điều kiện khắt khe, chỉ những doanh nghiệp kinh doanh có ít loại mặt hàng, hàng tồn kho có giá trị lớn, mặt hàng ổn định và loại hàng tồn kho nhận diện được thì mới có thể áp dụng được phương pháp này. Còn đối với những doanh nghiệp có nhiều loại hàng thì không thể áp dụng được phương pháp này.

  1. Phương pháp nhập trước xuất trước

Phương pháp này áp dụng dựa trên giả định là hàng được mua trước hoặc sản xuất trước thì được xuất trước và giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập trước hoặc sản xuất trước và thực hiện tuần tự cho đến khi chúng được xuất ra hết.

Ưu điểm: giúp cho chúng ta có thể tính được ngay trị giá vốn hàng xuất kho từng lần xuất hàng, do vậy đảm bảo cung cấp số liệu kịp thời cho kế toán ghi chép các khâu tiếp theo cũng như cho quản lý.

Nhược điểm: làm cho doanh thu hiện tại không phù hợp với những khoản chi phí hiện tại. Theo phương pháp này, doanh thu hiện tại được tạo ra bởi giá trị sản phẩm, vật tư, hàng hoá đã có được từ cách đó rất lâu. Đồng thời nếu số lượng chủng loại mặt hàng nhiều, phát sinh nhập xuất liên tục dẫn đến những chi phí cho việc hạch toán cũng như khối lượng công việc sẽ tăng lên rất nhiều.

  1. Phương pháp nhập sau xuất trước

Ngược lại với phương pháp FIFO.

Phương pháp này hầu như không được dùng trong thực tế nên theo thông tư 200 đã bỏ áp dụng phương pháp nhập sau xuất trước

  1.  Phương pháp giá bán lẻ

Đây là phương pháp mới bổ sung theo thông tư 200

Phương pháp này thường được dùng trong ngành bán lẻ để tính giá trị của hàng tồn kho với số lượng lớn các mặt hàng thay đổi nhanh chóng và có lợi nhuận biên tương tự mà không thể sử dụng các phương pháp tính giá gốc khác.

Giá gốc hàng tồn kho được xác định bằng cách lấy giá bán của hàng tồn kho trừ đi lợi nhuận biên theo tỷ lệ phần trăm hợp lý. Tỷ lệ được sử dụng có tính đến các mặt hàng đó bị hạ giá xuống thấp hơn giá bán ban đầu của nó. Thông thường mỗi bộ phận bán lẻ sẽ sử dụng một tỷ lệ phần trăm bình quân riêng.

Chi phí mua hàng trong kỳ được tính cho hàng tiêu thụ trong kỳ và hàng tồn kho cuối kỳ. Việc lựa chọn tiêu thức phân bổ chi phí mua hàng tùy thuộc  tình  hình cụ thể của từng doanh nghiệp nhưng phải thực hiện theo nguyên tắc nhất quán

Phương pháp giá bán lẻ được áp dụng cho một số đơn vị đặc thù (ví dụ như các đơn vị kinh doanh siêu thị hoặc tương tự)

Đặc điểm của loại hình kinh doanh siêu thị là chủng loại mặt hàng rất lớn, mỗi mặt hàng lại có số lượng lớn. Khi bán hàng, các siêu thị không thể tính ngay giá vốn của hàng bán vì chủng loại và số lượng các mặt hàng bán ra hàng ngày rất nhiều, lượng khách hàng đông. Vì vậy, các siêu thị thường xây dựng một tỷ lệ lợi nhuận biên trên giá vốn hàng mua vào để xác định ra giá bán hàng hóa (tức là doanh thu). Sau đó, căn cứ doanh số bán ra và tỷ lệ lợi nhuận biên, siêu thị sẽ xác định giá vốn hàng đã bán và giá trị hàng còn tồn kho.

Ngành kinh doanh bán lẻ như hệ thống các siêu thị đang phát triển mạnh mẽ. Mặc dù Chuẩn mực Việt Nam chưa có quy định cách tính giá gốc hàng tồn kho theo phương pháp bán lẻ nhưng thực tế các siêu thị vẫn áp dụng vì các phương pháp khác đã quy định trong Chuẩn mực không phù hợp để tính giá trị hàng tồn kho và giá vốn hàng bán của siêu thị. Việc bổ sung quy định này là phù hợp với thực tiễn kinh doanh bán lẻ tại Việt Nam và phù hợp với thông lệ quốc tế. Các thông tin về doanh số của siêu thị được xác định hàng ngày  sẽ là căn cứ để xác định giá vốn và giá trị hàng tồn kho của siêu thị.

Ví dụ: CÔNG TY TIN HỌC – KẾ TOÁN TRI THỨC VIỆT có số liệu sau:

Tồn đầu tháng 1/N của hàng hóa A : 6000 kg đơn giá 10.000/kg

Ngày 3/1 nhập mua số lượng  4000 kg đơn giá 12.000/kg

Ngày 5/1 xuất kho bán lần 1 với SL 4000 kg đơn giá ?

Ngày 10/1 nhập mua với số lượng 5000kg  đơn giá  11.000/kg

Ngày 15/1 Xuất kho bán lần 2 với SL 5000 kg đơn giá ?

Yêu cầu: Tính giá xuất kho cho ngày 5/1 và ngày 15/1 theo phương pháp bình quân, phương pháp nhập trước xuất trước, phương pháp nhập sau xuất trước.

Hướng dẫn:

Theo phương bình quân gia quyền

  • PP bình quân cuối kỳ dự trữ
Đơn giá

bình quân cho cả kỳ

=(6000 x 10.000)+(4000 x 12.000)+(5000 x 11.000) 

=

 

10.867
(6000+4000+5000)

 

Giá trị thực tế xuất kho ngày 5/1 = 4000 x 10.867 = 43,466,667 đ

Giá trị thực tế xuất kho ngày 15/1 = 5000 x 10.867 =  54,333,333 đ

  • PP bình quân tức thời
Giá đơn vị bình quân sau lần nhập ngày 3/1=(6000 x 10.000)+(4000 x 12.000)=10.800
(6000+4000)

 

Ngày xuất 5/1:   giá trị xuất = 4000 x 10.800 =  43,200,000 đ

Vậy tồn kho ngày 5/1 = (6000 x 10.000)+(4000 x 12.000) – 43,200,000

=  64,800,000đ

Ngày 10/1 nhập 5000 kg với đơn giá 11.000/ kg

Giá đơn vị bình quân sau lần nhập ngày 10/1=64,800,000+ (5000 x 11.000)=10.891
(6000+5000)

 

Ngày 15/1 xuất : Giá trị xuất = 5000 x  10,891 =   54,454,545 đ

Vậy tồn kho ngày 15/1= 60,000,000 + (5000 x 11.000)-  54,454,545 =  65,345,455 đ

Theo phương pháp nhập trước xuất trước

Giá trị xuất ngày 5/1= 4000 x 10.000= 40,000,000 đ

Vậy  tồn sau ngày 5/1: 2000 kg tồn đầu kỳ đơn giá 10.000/kg, tồn ngày 3/1: 4000kg đơn giá 12.000/kg

Giá trị xuất ngày 15/1= (2000 x 10,000)+ ( 3000 x 12.000) = 56,000,000 đ

Tồn sau ngày 15/1 :  1000kg  ngày 3/1 đơn giá 12.000/kg và 5000 kg ngày 10/1 đơn giá 11.000/kg

Theo phương pháp nhập sau xuất trước

Giá trị xuất kho ngày 5/1 = 4000 x 12.000 =  48,000,000 đ

Tồn sau ngày 5/1 là : 6000kg đơn giá 10.000/kg

Giá trị xuất kho 15/1 = 5000 x 11.000 = 55,000,000 đ

Tồn sau ngày 15/1 là 6000 kg đâu kỳ đơn giá 10.000/kg

Địa chỉ đào tạo kế toán thực tế uy tín tại Hà Nội

TIN HỌC – KẾ TOÁN TRI THỨC VIỆT

Cơ sở 1: Số 3E3, TT Đại Học Thương Mại, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội.

Cơ sở 2: Đối diện cổng chính Khu A, ĐH Công Nghiệp, Nhổn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

Tư vấn: 04.6652.2789           hoặc               0976.73.8989

Sơ đồ tới trung tâm đào tạo kế toán:Click vào đây xem chi tiết

phương pháp tính giá xuất kho

 

 

 

 

 

 

giam hoc phi tin van phong

Comments

comments