Kế toán nhà hàng làm những công việc gì?
- Lượt xem: 1331
- Tweet
Kế toán nhà hàng làm những công việc gì?
Nhà hàng là một lĩnh vực kinh doanh vừa mang tính dịch vụ vừa mang tính sản xuất. Kế toán nhà hàng vì thế cũng phải kết hợp cả hai lĩnh vực này trong việc hạch toán và ghi sổ. Chúng tôi xin được hướng dẫn các bạn về Kế toán nhà hàng trong bài viết sau:
Để làm tốt kế toán nhà hàng, kế toán cần hiểu được các quy trình sau:
– Quy trình làm dịch vụ của nhà hàng
– Các khâu nhập nguyên liệu
– Các khâu phát sinh doanh thu
Từng công đoạn trên kế toán cần thực hiện những công việc cụ thể sau:
Công việc của kế toán nhà hàng
- Theo dõi hàng hóa xuất nhập
Nhận các chứng từ nhập/xuất từ bộ phận kho, mua hàng.
Kiểm tra tính chính xác, hợp lý, hợp lệ của các chứng từ xuất nhập theo quy định của công ty
Hàng ngày nhập các chứng từ vào phần mềm
Có kế hoạch đôn đốc các bộ phận liên quan chuyển giao chứng từ đúng hạn để phục vụ cho việc lập kế hoạch và lên các báo cáo.
Tổ chức lưu giữ các chứng từ xuất/nhập
Báo cáo kịp thời khi phát hiện các sai phạm trong quá trình xuất nhập không đúng theo nguyên tắc kế toán.
- Kiểm soát giá cả hàng hóa mua vào
Thu nhập báo giá của nhà cung cấp
Theo dõi việc tăng giảm giá của nhà cung cấp
Định kỳ hàng tháng kiểm tra giá cả trên thị trường và so sánh giá của nhà cung cấp
- Quản lý định mức tồn kho, đặt hàng
Xem xét số lượng xuất hàng ngày so với định mức tồn kho quy định của Nhà hàng.
Xem xét số lượng đặt hàng yêu cầu so với số lượng đặt hàng đã quy định
Báo cáo và có hướng xử lý với Trưởng bộ phận về các trường hợp không thực hiện đúng định mức tồn kho và số lượng đặt hàng, hoặc có những biến động đột xuất.
- Kiểm soát hàng tồn kho, xuất nhập tồn
Định kỳ kiểm tra số lượng xuất nhập tồn và số lương hàng hóa thực tế trong kho.
Hàng tháng, kết hợp cùng thủ kho kiểm kê số lượng hàng hóa tồn thực tế trong kho, bếp, bar và báo cáo Giám Đốc.
Những mặt hàng tươi sống cần có kế hoạch tồn kho, mua hàng phù hợp
- Phối hợp với kế toán làm các thanh toán cho nhà cung cấp
Hỗ trợ kế toán thanh toán trong việc xem xét các số liệu nhập hàng để thanh toán cho nhà cung cấp
Lập các kế hoạch thu mua hàng hóa để kế toán thanh toán, lên kế hoạch tài chính cho phù hợp tránh các tình trạng thiếu hàng và thiếu tiền.
- Quản lý tài sản cố định, công cụ dụng cụ
Theo dõi số lượng tài sản, công cụ mua về và xuất dùng
Hỗ trợ kế toán thanh toán trong việc thanh toán cho nhà cung cấp
Theo dõi số lượng tài sản tăng giảm định kỳ hàng tháng.
Đánh giá tình trạng công cụ hư hỏng hàng tháng, có kế hoạch mua mới thay thế
Tổ chức việc quản lý tài sản cố định, các máy móc, công cụ quan trọng như dán nhãn, theo dõi chi phí – Tổ chức kiểm kê thực tế tài sản, máy móc, công cụ hàng tháng.
- Tính định mức tiêu hao nguyên vật liệu
Tính định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho từng món
Tính định mức tiêu hao với nhiều loại nguyên vật liệu thay thế
Tính định mức tiêu hao nguyên vật liệu với từng nhóm khác hoặc từng thời gian
Kiểm tra việc tiêu hao vật tư từ bếp, bar… hoặc từ món ăn của khách
Từ nguyên liệu tiêu hao và món từ bar, bếp… báo lên để tính doanh thu trong ngày
- Thanh toán, doanh thu
Kiểm tra thanh toán ngay
Quản lý thanh toán chậm
Từ thông báo thanh toán để quy ngược lại món ăn, vật tư tiêu hao, doanh thu
Xuất hóa đơn trong ngày
- Tính giá thành
Tính giá thành theo món
Tính giá thành theo từng đoàn khách
Tính giá thành cho từng ngày, xem có phù hợp với doanh thu không
- Chế độ báo cáo
Thực hiện các công việc làm báo cáo theo vụ việc hoặc báo cáo theo định kỳ cho kế toán trưởng hoặc trưởng bộ phận phụ trách.
Báo cáo về chi phí
Báo cáo về hàng hóa
Báo cáo về CCDC, TSCD
Các báo cáo đặc thù khác…
- Hạch toán (Theo quyết định 48)
Khi mua hàng về, căn cứ vào hóa đơn hoặc Bảng kê mua hàng hóa tài sản 01/TNDN, hạch toán;
Nếu nhập kho:
Nợ TK 152/Có TK 111, 112
Nếu mang vào bếp, bar luôn:
Nợ TK 154/ Có TK 111, 112
Tiền lương trực tiếp của nhân viên bar, bếp:
Nợ TK 154/Có TK 334
Chi phí sản xuất chung:
Nợ TK 154/ Có TK 111, 112, 131
Cuối ngày căn cứ vào định mức tiêu hao vật tư, kết chuyển giá vốn
Nợ TK 632/Có Tk 154
Hạch toán doanh thu:
Nợ TK 111, 131/ Có TK 511, 3331
Lưu ý:
Đồ uống được tính như hàng thương mại, và giao cho bar hoặc nhân viên lễ tân quản lý, bán và làm báo cáo riêng
Chi phí nguyên vật liệu phụ có thế xuất cho Bếp, Bar rồi phân bổ hàng ngày, số chưa dùng hết để dư ở TK 154
Mỗi hóa đơn cần có 1 bảng kê kèm theo để theo dõi món và tính giá thành
Những trường hợp khách hàng không lấy hóa đơn, kế toán lập bảng kê và xuất một hóa đơn vào cuối ngày.
Nguồn: Linkq
Mời bạn xem thêm khóa kế toán thực hành trên chứng từ thực tế, excel, misa 2015 theo TT 200
Tham gia khóa học bạn sẽ có cơ hội:
1. Được làm thực hành trên chứng từ, hóa đơn và sổ sách của doanh nghiệp.
2. Được cài đặt + tặng phần mềm kế toán Misa có bản quyền để hỗ trợ học tập
3. Được hướng dẫn và học thực tế trên Laptop (Mỗi học viên sẽ được hướng dẫn sửa bài thực hành riêng, cầm tay chỉ việc )
4. Học xong khóa học, học viên có kết quả bằng 2 năm kinh nghiệm.
5. Có thể làm được công việc của một kế toán tổng hợp,
+ Có thể kê khai thuế GTGT, TNCN, TNDN,
+ Làm sổ sách kế toán
+ Tính được giá thành sản xuất, xây dựng
+ Lập được báo cáo tài chính: bảng cân đối số phát sinh, bảng cân đôi kế toán, bảng lưu chuyển tiền tệ, …
+ Quyết toán thuế cuối năm: Quyết toán thuế TNDN, thuế TNCN
6. Được hỗ trợ tư vấn nghiệp vụ cả sau khi đã kết thúc khóa học
7. Được cập nhật kiến thực kế toán, cập nhật chính sách thuế mới nhất định kỳ sau khi kết thúc khóa học
Địa chỉ đào tạo kế toán thực tế uy tín tại Hà Nội
TIN HỌC – KẾ TOÁN TRI THỨC VIỆT
Cơ sở 1: Số 3E3, TT Đại Học Thương Mại, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội
( Gần nhà sách Trí Tuệ)
Cơ sở 2: Đối diện cổng chính Khu A, ĐH Công Nghiệp, Nhổn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tư vấn: 04.6652.2789 hoặc 0976.73.8989
Sơ đồ tới trung tâm đào tạo kế toán:Click vào đây xem chi tiết
L