CÁCH ĐỌC BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

    Lượt xem: 937

CÁCH ĐỌC BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

 

 

Bảng cân đối kế toán còn được gọi là “báo cáo về tình hình tài chính”, thể hiện tài sản, nợ phải trả của công ty và vốn chủ sở hữu (giá trị ròng). Bảng cân đối kế toán, cùng với báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ, tạo nên nền tảng của báo cáo tài chính của bất kỳ công ty nào. Nếu bạn là một cổ đông của một công ty, bạn cần phải hiểu được bảng cân đối kế toán được cấu trúc như thế nào , phân tích và đọc nó như thế nào.

 

Bảng cân đối kế toán hoạt động như thế nào

Bảng cân đối kế toán được chia thành hai phần mà dựa trên các phương trình sau đây, phải bằng nhau, hoặc cân bằng lẫn nhau. Công thức chính đằng sau các bảng cân đối là:

Tài sản = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu

Điều này có nghĩa là tài sản hoặc những công cụ được sử dụng để vận hành công ty, được cân bằng vơi nợ tài chính của công ty,  vốn đầu tư chủ sở hữu  đưa vào công ty và lợi nhuận giữ lại. Tài sản là những gì một công ty sử dụng để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình, trong khi nợ phải trả và vốn chủ sở hữu của nó là hai nguồn phục vụ tài sản này. Vốn chủ sở hữu, được gọi là vốn sở hữu của các cổ đông trong công ty niêm yết đại chúng, là số tiền ban đầu được đầu tư vào các công ty cộng với bất kỳ lợi nhuận giữ lại nào, và nó là nguồn vốn cho các doanh nghiệp. Hãy nhớ rằng một bảng cân đối kế toán là một bảng tóm tắt về tình hình tài chính của công ty tại một thời điểm cụ thể

 

Các loại tài sản

Tài sản ngắn hạn

Tài sản ngắn hạn có tuổi thọ một năm hoặc ít hơn, có nghĩa là chúng có thể dễ dàng chuyển đổi  thành tiền mặt. Tài sản này bao gồm tiền mặt và tương đương tiền, các khoản phải thu và hàng tồn kho. Tiền mặt là tài sản ngắn hạn cơ bản nhất, nó cũng bao gồm  tài khoản ngân hàng và các chi phiếu. Tương đương tiền là tài sản rất an toàn, có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt ví dụ như trái phiếu kho bạc. Các khoản phải thu bao gồm các khoản nợ ngắn hạn của khách hàng  đối với công ty. Các công ty thường bán sản phẩm hay dịch vụ cho khách hàng thanh toán bằng hình thức tín dụng, các khoản giao ước này được tính trong danh mục tài sản ngắn hạn cho đến khi khách hàng thanh toán tiền. Cuối cùng, hàng tồn kho đại diện cho các nguyên vật liệu, hàng hóa dở dang và hàng thành phẩm của công ty. Tùy thuộc vào từng công ty, phân bổ chính xác của tài khoản hàng tồn kho sẽ khác nhau. Ví dụ, một công ty sản xuất sẽ sử dụng một lượng lớn nguyên liệu thô, trong khi công ty bán lẻ thì không sử dụng.Phân bổ  hàng tồn kho của công ty bán lẻ thông thường bao gồm hàng hóa mua từ nhà sản xuất và nhà bán buôn.

Tài sản dài hạn

Tài sản dài hạn là những tài sản không được chuyển thành tiền mặt một cách dễ dàng,  dự kiến ​​sẽ được chuyển thành tiền mặt trong vòng một năm hoặc có một tuổi thọ hơn một năm. Tài sản dài hạn được quy thành tài sản hữu hình (như máy móc, máy tính, nhà và đất) và tài sản vô hình ( như lợi thế thương mại, bằng sáng chế, quyền tác giả). Tài sản vô hình không phải là vật chất ,nó thường là những nguồn có thể tạo dựng hoặc phá vỡ giá trị công ty – ví dụ như giá trị của một thương hiệu thì không nên đánh giá thấp về nó. Khấu hao được tính toán và khấu trừ cho hầu hết các loại tài sản, nó thể hiện chi phí sử dụng trên thời gian sử dụng hữu ích của loại tài sản đó

 

Các lọai nợ phải trả khác nhau

Ở phía bên phải  của bảng cân đối kế toán là các khoản nợ. Nợ  là những nghĩa vụ tài chínhcủa công ty đối với bên ngoài. Giống với tài sản, Nợ phải trả cũng có ngắn hạn và hài hạn. Nợ dài hạn là các khoản nợ và các khoản nghĩa vụ tài chính khác mà hết hạn sau thời gian ít nhất một năm kể từ ngày lập bảng cân đối kế toán. Nợ ngắn hạn là các khoản nợ của công ty sẽ đến hạn, hoặc phải được thanh toán, trong vòng một năm. Nó bao gồm cả các khoản vay ngắn hạn hơn, như các khoản phải trả, phải nộp các tài khoản, cùng với một phần phải trả ngắn hạn của các khoản vay dài hạn, chẳng hạn như khoản tiền thanh toán lãi xuất gần đây nhất của khoản vay nợ 10 năm
Vốn chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu là số tiền ban đầu  được đầu tư vào một doanh nghiệp. Nếu vào cuối năm tài chính, công ty quyết định tái đầu tư lợi nhuận ròng của mình vào công ty (sau thuế), thì lợi nhuận giữ lại sẽ được chuyển từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh vào tài khoản vốn chủ sở hữu của cổ đông trên bảng cân đối kế toán. Mục này đại diện cho tổng giá trị tài sản ròng của công ty. Để cho bảng cân đối kế toán cân bằng, tổng tài sản phải bằng tổng nợ phải trả cộng với vốn chủ sở hữu.

 

Bảng cân đối kế toán

Dưới đây là một ví dụ về một bảng cân đối kế toán:

Bảng cân đối kế toán
Tài sảnNợ và vốn chủ sở hữu
Tài sản ngắn hạnNợ ngắn hạn
Tiền và tương đương tiềnVay nợ ngăn hạn
Đầu tư dài hạnPhải trả người bán
Khoản phải thuThuế và các khoản phải nộp cho nhà nước
Hàng tồn khoChi phí phải trả
Chi phí trả trướcphải trả người bán
Tài sản dài hạnNợ dài hạn
Khoản phải thu dài hạnPhải trả dài hạn người bán
Dự phòng phải thu dài hạn khó đòiVay nợ dài hạn
Tài sản cố địnhThuế thu nhập hoãn lại phải trả
Bất động dản đầu tưDự phòng trợ cấp mất việc
Tài sản dài hạn khácVốn chủ sở hữu
Vốn đầu tư chủ sở hữu
Thặng dư vốn
Tổng tài sảnTổng nợ phải trả và vốn chủ sở hữu

Như bạn có thể nhìn thấy từ bảng cân đối kế toán ở trên, nó được chia thành hai bên. Tài sản  ở phía bên trái và bên phải gồm nghĩa vụ nợ và vốn chủ sở hữu của cổ đông. Dễ nhận thấy rằng bảng cân đối kế toán này có sự cân bằng giữa tổng giá trị của các tài sản tương đương với tổng giá trị nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. Một khía cạnh thú vị khác của bảng cân đối kế toán là cách nó được sắp xếp. Tài sản và phần nợ phải trả  của bảng cân đối kế toán được sắp xếp dựa trên tính ngắn hạn của tài khoản. Vì vậy, ỏ phía bên tài sản, các tài khoản được phân loại từ tính thanh khoản cao nhất đên tài sản có tính thanh khoản thấp nhất. Bên phía nợ phải trả, các tài khoản được sắp xếp từ ngắn hạn đến các khoản vay dài hạn và các nghĩa vụ khác.

 

Phân tích Bảng cân đối kế toán dựa vào  các tỷ số

Để hiểu sâu hơn về  bảng cân đối kế toán và cách nó được xây dựng như thế nào thì chúng ta có thể dựa vào  một số các kỹ thuật được sử dụng để phân tích các thông tin trong bảng cân đối kế toán. chủ yếu là thông qua phân tích các chỉ số tài chính

 

Phân tích tỷ số tài chính sử dụng các công thức để có cái  nhìn sâu sắc về công ty và các hoạt động của nó. Đối với bảng cân đối kế toán, sử dụng các chỉ số tài chính (như tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu) cho  bạn một cái nhìn về tình hình tài chính của công ty cùng với hiệu quả hoạt động của nó.  Cần lưu ý rằng một số tỷ số sẽ cần thông tin từ nhiều hơn một bản báo cáo tài chính , chẳng hạn như từ bảng cân đối kế toán và báo cáo thu nhập. Các loại tỷ số chính  sử dụng thông tin từ bảng cân đối kế toán là tỷ số về sức mạnh tài chính và tỷ số hoạt động. Tỷ  số về sức mạnh tài chính, chẳng hạn như vốn lưu động và tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu, cung cấp các thông tin như công ty có thể đáp ứng các khoản nợ phải trả của mình như thế nào  và cách họ sự dụng đòn bẩy tài chính . Điều này có thể cung cấp cho các nhà đầu tư gợi ý về sư ổn định tài chính của công ty ra sao  và  cách công ty lực tài chính như thế nào . Tỷ lệ hoạt động tập trung chủ yếu vào tài khoản ngắn hạn để hiển thị cách công ty quản lý chu kỳ hoạt động của nó như thế nào (trong đó bao gồm các khoản phải thu, hàng tồn kho và các khoản phải nộp). Các tỷ lệ này có thể giúp các nhà đầu tư có cái nhìn sâu sắc vào hiệu quả về  hoạt động của công ty.

Kết luận

Bảng cân đối kế toán, cùng với báo cáo thu nhập và báo cáo lưu chuyển tiền tệ, là một công cụ quan trọng đối với các nhà đầu tư để có được cái nhìn sâu sắc về  một công ty và hoạt động của nó. Bảng cân đối kế toán là một bảng tóm tắt tình hình tài chính tại một thời điểm nhất vê các  tài khoản của công ty bao gồm tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. Mục đích của bảng cân đối kế toán là cung cấp cho người sử dụng một sự hình dung về vị trí tài chính của công ty cùng với việc chỉ ra những gì công ty sở hữu và nợ. Quan trọng là tất cả các nhà đầu tư biết cách sử dụng, phân tích và đọc tài liệu này.

 

 

Công ty đào tạo tin học kế toán tri thức việt chuyên dạy học kế toán thuế thực hành trên chứng từ thực tế và phần mềm HTKK thuế mới nhất

 

http://ketoannganhan.com/

Comments

comments