Công việc của kế toán xây dựng
- Lượt xem: 868
- Tweet
Công việc của kế toán xây dựng
Chắc hẳn sẽ có nhiều người thắc mắc Công việc của kế toán xây dựng là gì? Kế toán xây dựng phải làm gì? Sau đây chúng tôi xin chia sẻ với các bạn một số đặc điểm của doanh nghiệp xây dựng và các công việc của kế toán xây dựng để các bạn được rõ hơn.
Doanh nghiệp xây dựng là doanh nghiệp có đặc trưng riêng, khác biệt với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại hay sản xuất thông thường. Do đó, công việc của một kế toán xây dựng cũng có những điểm khác biệt so với công việc của kế toán các loại hình doanh nghiệp khác.
Đặc điểm của doanh nghiệp xây dựng:
Doanh nghiệp xây dựng
Các doanh nghiệp xây dựng thường có địa bàn hoạt động rộng, các công trình thường ở cách xa trụ sở của công ty. Do đó, nguyên vật liệu và các dụng cụ phục vụ hoạt động xây dựng thường được tập kết ngay tại chân công trình, hoặc được lưu giữ ngay tại kho bãi gần công trình xây dựng.
Nguyên vật liệu thường được tổ chức thu mua ngay tại địa bàn xây dựng, chỉ có một số ít trường hợp nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ được chuyển từ trụ sở hoặc từ công trình khác chuyển sang.
Rất nhiều doanh nghiệp xây dựng thuê trực tiếp các tổ, đội lao động tại địa phương, chỉ có một số ít lao động (kỹ sư, giám sát, quản đốc, phụ trách…) là người trực tiếp của doanh nghiệp được cử xuống.
Đặc điểm của kế toán xây dựng? Công việc của kế toán xây dựng là gì?
Đo đặc điểm về sản phẩm của ngành xây dựng hoàn toàn khác với ngành sản xuất kinh doanh khác nên công tác kế toán trong lĩnh vực này cũng có những đặc điểm khác biệt. Chúng tôi lưu ý với bạn để là một kế toán xây dựng tốt, bạn cần phải làm những công việc sau:
– Khi đã trúng thầu công trình tham gia thầu, đã có giá trị, khối lượng tham gia thầu công trình, kế toán dựa vào dự toán đã trúng thầu tiến hành bóc tách chi phí để hạch toán. Bóc tách chi phí nhằm mục địch hiểu rõ được chi phí trong dự toán để hạch toán đúng.
– Mỗi công trình, hạng mục đi kèm có một dự toán riêng. Từ đó tách chi phí cho từng công trình, điểm khác biệt với hạch toán trong thương mại là chi phí của công trình nào thì kế toán phải tập hợp nó vào giá trị công trình đó. Tập hợp các loại chi phí cấu thành nên giá thầu công trình bằng hoặc gần bằng giá trên bản dự toán do bộ phận kỹ thuật cung cấp. Dựa vào chi phí đó để kế toán xác định xem lượng hóa đơn đưa vào hạch toán cho công trình đó có tương đương không?
– Do đặc điểm của kế toán xây dựng là khi xây dựng công trình phụ thuộc vào địa điểm xây dựng nên giá xây dựng mỗi nơi một khác nhau do đó kế toán xây dựng phải biết áp dụng đúng giá cho mỗi côn g trình ở mỗi tỉnh là khác nhau.
– Công trình xây dựng thường kéo dài qua nhiều kỳ kế toán nên khi tập hợp chi phí phải theo dõi chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh dở dang và tính giá thành cho từng công trình, hạng mục công trình khi hoàn thành.
– Khi xuất vật tư phải phù hợp với định mức theo dự toán từng công trình
– Bám sát vào bảng bóc tách chi phí để theo dõi việc đưa chi phí nguyên vật liệu vào có theo định mức quy định hay không?
– Lập và theo dõi bảng lương nhân công theo tiến độ thi công thực tế, lập và theo dõi các khoản trích theo lương của nhân công
– Theo dõi chi phí máy, nhân công máy theo từng công trình
– Tập hợp, phân bổ chi phí và tính ra giá thành từng công trình, hạng mục công trình
– Lập báo cáo thuế tháng, quý, và lập báo cáo tài chính cuối năm
– Lập BCTC nội bộ phục vụ yêu cầu quản lý của cấp trên
– Sắp xếp, lưu trữ cẩn thận hồ sơ, hóa đơn, chứng từ một cách khoa học, dễ tìm vì các công trình có số lượng giấy tờ lưu trữ nhiều, thời gian lâu
– Xử lý các công việc khác liên quan
Có khả năng giải trình số liệu với cơ quan thuế khi có yêu cầu thanh tra, quyết toán.
Nguồn: Linkq
Mời bạn xem thêm khóa kế toán thực hành trên chứng từ thực tế, excel, misa 2015 theo TT 200
Tham gia khóa học bạn sẽ có cơ hội:
1. Được làm thực hành trên chứng từ, hóa đơn và sổ sách của doanh nghiệp.
2. Được cài đặt + tặng phần mềm kế toán Misa có bản quyền để hỗ trợ học tập
3. Được hướng dẫn và học thực tế trên Laptop (Mỗi học viên sẽ được hướng dẫn sửa bài thực hành riêng, cầm tay chỉ việc )
4. Học xong khóa học, học viên có kết quả bằng 2 năm kinh nghiệm.
5. Có thể làm được công việc của một kế toán tổng hợp,
+ Có thể kê khai thuế GTGT, TNCN, TNDN,
+ Làm sổ sách kế toán
+ Tính được giá thành sản xuất, xây dựng
+ Lập được báo cáo tài chính: bảng cân đối số phát sinh, bảng cân đôi kế toán, bảng lưu chuyển tiền tệ, …
+ Quyết toán thuế cuối năm: Quyết toán thuế TNDN, thuế TNCN
6. Được hỗ trợ tư vấn nghiệp vụ cả sau khi đã kết thúc khóa học
7. Được cập nhật kiến thực kế toán, cập nhật chính sách thuế mới nhất định kỳ sau khi kết thúc khóa học
Địa chỉ đào tạo kế toán thực tế uy tín tại Hà Nội
TIN HỌC – KẾ TOÁN TRI THỨC VIỆT
Cơ sở 1: Số 3E3, TT Đại Học Thương Mại, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội
( Gần nhà sách Trí Tuệ)
Cơ sở 2: Đối diện cổng chính Khu A, ĐH Công Nghiệp, Nhổn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tư vấn: 04.6652.2789 hoặc 0976.73.8989
Sơ đồ tới trung tâm đào tạo kế toán:Click vào đây xem chi tiết