Hướng dẫn lập báo cáo tài chính theo quyết định 48
- Lượt xem: 960
- Tweet
Hướng dẫn lập báo cáo tài chính theo quyết định 48
Hướng dẫn lập báo cáo tài chính theo quyết định 48. Quyết định 48/2006/QĐ-BTC áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa thuộc mọi lĩnh vực. Việc lập báo cáo tài chính theo Quyết định 48/2006/QĐ-BTC có điểm gì khác so với báo cáo tài chính theo Thông tư 200. Chúng tôi chia sẻ với các bạn việc lập báo cáo tài chính theo Quyết định 48/2006/QĐ-BTC.
Lập báo cáo tài chính theo Quyết định 48 gồm có những mẫu biểu nào.
Quyết định 48/2006/QĐ-BTC tại Phần thứ ba, Mục I, Điểm 3 quy định về hệ thống báo cáo tài chính cho doanh nghiệp nhỏ và vừa như sau:
“1.1. Báo cáo bắt buộc
– Bảng Cân đối kế toán: Mẫu số B 01 – DNN
– Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh: Mẫu số B 02 – DNN
– Bản Thuyết minh báo cáo tài chính: Mẫu số B 09 – DNN
Báo cáo tài chính gửi cho cơ quan thuế phải lập và gửi thêm phụ biểu sau:
– Bảng Cân đối tài khoản: Mẫu số F 01- DNN
1.2. Báo cáo không bắt buộc mà khuyến khích lập:
– Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ: Mẫu số B03-DNN
Ngoài ra, để phục vụ yêu cầu quản lý, chỉ đạo, điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, các doanh nghiệp có thể lập thêm các báo cáo tài chính chi tiết khác.”
Theo quy định trên thì hệ thống báo cáo tài chính mà doanh nghiệp vừa và nhỏ bắt buộc phải nộp gồm những mẫu biểu sau:
– Bảng Cân đối kế toán mẫu số B 01 – DNN
– Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh mẫu số B 02 – DNN
– Bản Thuyết minh báo cáo tài chính mẫu số B 09 – DNN
– Bảng Cân đối tài khoản mẫu số F 01- DNN
– Ngoài ra doanh nghiệp được khuyến khích lập thêm Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ Mẫu số B03-DNN, doanh nghiệp có thể lập mẫu biểu này không có thể không lập tùy theo doanh nghiệp.
2.Lập Bảng cân đối tài khoản khi lập báo cáo tài chính theo Quyết định 48.
– Bảng cân đối tài khoản được lập dựa trên sổ cái, sổ tổng hợp các tài khoản.
– Sổ chi tiết các tài khoản lưỡng tính như 131, 331, và một số tài khoản khác. Những tài khoản này phải để số dư 2 bên mà không được bù trừ.
– Số dư đầu năm nay trên bảng cân đối tài khoản được lấy từ số cuối năm của bảng cân đối tài khoản năm trước.
– Số phát sinh Nợ và Có trên bảng cân đối tài khoản phải bằng nhau. Số dư cuối năm giữa bên Nợ và Có cũng bằng nhau.
– Số liệu trên bảng cân đối tài khoản luôn ghi dương, các chỉ tiêu dự phòng giảm giá thì ghi bên Có.
3.Lập Bảng cân đối kế toán khi lập báo cáo tài chính theo Quyết định 48.
– Số liệu trên bảng cân đối kế toán phản ánh các khoản mục tại thời điểm đó. Số liệu này mang tính chất thời điểm.
Để lập được bảng cân đối kế toán khi làm báo cáo tài chính theo Quyết định 48 doanh nghiệp cần căn cứ vào số liệu, chứng từ của những sổ sách kế toán như sau:
Nguồn số liệu lập Bảng cân đối kế toán:
– Căn cứ vào sổ kế toán tổng hợp;
– Căn cứ váo sổ, thẻ kế toán chi tiết hoặc Bảng tổng hợp chi tiết;
– Căn cứ vào Bảng cân đối kế toán năm trước.
– Số liệu ghi vào cột 6 “Số đầu năm” của bảng cân đối kế toán năm nay được căn cứ vào số liệu ở cột 5 “Số cuối năm” của từng chỉ tiêu tương ứng của bảng cân đối kế toán năm trước.
– Số liệu ghi vào cột 5 “Số cuối năm” của báo cáo này tại ngày kết thúc kỳ kế toán năm được lấy số liệu trên các sổ chi tiết, sổ tổng hợp.
Chi tiết làm bảng cân đối kế toán theo Quyết định 48/2006/QĐ-BTC bạn xem thêm bài viết sau:
Hướng dẫn lập bảng cân đối kế toán theo QĐ48
Lập Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh khi lập báo cáo tài chính theo QĐ 48.
– Số liệu trên báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh phản ánh tình hình kinh doanh cả năm của doanh nghiệp, nó là số liệu mang tính chất thời kỳ.
– Nội dung và kết cấu báo cáo
+ Phản ánh tình hình và KQKD của DN, bao gồm KQKD và kết quả khác.
+ Báo cáo gồm có 5 cột
Cột A: Các chỉ tiêu báo cáo
Cột B: Mã số các chỉ tiêu tương ứng
Cột C: Số hiệu tương ứng với các chỉ tiêu của báo cáo này được thể hiện chỉ tiêu trên bản TM BCTC
Cột số 1: Tổng số PS trong năm báo cáo.
Cột số 2: Số liệu của năm trước được lấy từ cột số 1 của báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm trước.
– Cơ sở lập báo cáo
+ Căn cứ báo cáo họat động kinh doanh của năm trước.
+ Căn cứ vào sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết trong năm dùng cho các tài khoản từ loại 5 đến loại 9.
Nguồn: Thuế Công Minh
Hãy đến với TRI THỨC VIỆT để trao dồi những kinh nghiệm nhé.
Tham gia khóa học bạn sẽ có cơ hội:
1. Được làm thực hành trên chứng từ, hóa đơn và sổ sách của doanh nghiệp.
2. Được cài đặt + tặng phần mềm kế toán Misa có bản quyền để hỗ trợ học tập
3. Được hướng dẫn và học thực tế trên Laptop (Mỗi học viên sẽ được hướng dẫn sửa bài thực hành riêng, cầm tay chỉ việc )
4. Học xong khóa học, học viên có kết quả bằng 2 năm kinh nghiệm.
5. Có thể làm được công việc của một kế toán tổng hợp,
+ Có thể kê khai thuế GTGT, TNCN, TNDN,
+ Làm sổ sách kế toán
+ Tính được giá thành sản xuất, xây dựng
+ Lập được báo cáo tài chính: bảng cân đối số phát sinh, bảng cân đôi kế toán, bảng lưu chuyển tiền tệ, …
+ Quyết toán thuế cuối năm: Quyết toán thuế TNDN, thuế TNCN
6. Được hỗ trợ tư vấn nghiệp vụ cả sau khi đã kết thúc khóa học
7. Được cập nhật kiến thực kế toán, cập nhật chính sách thuế mới nhất định kỳ sau khi kết thúc khóa học
Địa chỉ đào tạo kế toán thực tế uy tín tại Hà Nội
TIN HỌC – KẾ TOÁN TRI THỨC VIỆT
Cơ sở 1: Số 3E3, TT Đại Học Thương Mại, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội
( Gần nhà sách Trí Tuệ)
Cơ sở 2: Đối diện cổng chính Khu A, ĐH Công Nghiệp, Nhổn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Cơ sở 3: P1404B CC An Sinh, Mỹ Đình 1, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Tư vấn: 04.6652.2789 hoặc 0976.73.8989
Sơ đồ tới trung tâm đào tạo kế toán:Click vào đây xem chi tiết