Phòng 1506 Toà nhà 7A Lê Đức Thọ, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội

Hướng dẫn lập tờ khai tạm tính thuế TNCN

    Lượt xem: 1774

Hướng dẫn lập tờ khai tạm tính thuế TNCN (Theo tháng hoặc theo Quý) từ tiền lương tiền công trên HTKK

Đây là một trong những bài học của Lớp kế toán tổng hợp thực hành, Lớp thực hành khai báo thuế và Lớp kế toán thực hành thực tế. Bài viết này sẽ giúp cho các bạn nắm rõ về cách tính thuế TNCN tạm tính hàng tháng trên phần mềm HTKK cũng như cách kê khai thuế qua mạng
Qua bài học này, các bạn nắm được các vấn đề sau:

  • Văn bản pháp luật chi phi thuế TNCN
  • Đối tượng nộp thuế TNCN
  • Thu nhập chịu thuế TNCN gồm những khoản gì
  • Thu nhập miễn thuế TNCN gồm những khoản gì
  • Kê khai thuế TNCN theo tháng hay theo Quý
  • Thời hạn kê khai và thời hạn nộp thuế
  • Hồ sơ kê khai
  • Công thức tính thuế TNCN từ tiền lương, tiền công của hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên và hợp đồng lao động dưới 3 tháng cũng như hợp đồng dịch vụ, hợp đồng tư vấn
  • Cấp chứng từ khấu trừ thuế TNCN
  • Bộ hồ sơ mua chứng từ khấu trừ thuế
  • Bài tập và bài giải về hướng dẫn tạm tính thuế TNCN trên HTKK

1.Văn bản pháp luật:

• TT111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013 hướng dẫn về thuế TNCN
• TT119/2014/TT-BTC ngày 25/08/2014 sửa đổi bổ sung một số điều của thông tư 111
• TT151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 sửa đổi bổ sung một số điều của thông tư 111
• TT156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 hướng dẫn Luật quản lý thuế.
• Thông tư 92/2015/TT-BTC ngày 15/06/2015 hướng dẫn bổ sung về thuế TNCN
• Văn bản hợp nhất 3 thông tư 111;119;151 ngày 05/02/2015

2. Đối tượng nộp thuế TNCN: Đó chính là những cá nhân cư trú và (cá nhân không cư trúmà có thu nhập phát sinh tại Việt Nam). Tại sao phải tách ra 2 đối tượng tượng này ?(Bởi vì lý do rất đơn giản là do cách tính thuế TNCN của 2 đối tượng này hoàn toàn khác nhau).

Câu hỏi: như thế nào là cá nhân cư trú và như thế nào là cá nhân không cư trú?

Trả lời: Cá nhân cư trú phải đáp ứng 1 trong 2 điều kiện sau:

  • Có mặt tại VN từ 183 ngày trở lên tính trong 1 năm dương lịch hoặc 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại VN. Trong đó, ngày đến và ngày đi cũng được tính là một (01) ngày.
  • Hoặc có nơi ở thường xuyên tại VN hay có nhà thuê để ở theo các hợp đồng thuê từ 183 ngày trở lên.

+Thế nào gọi là có mặt tại VN từ 183 ngày trở lên (Áp dụng cho người nước ngoài)

Tính theo năm dương lịch từ 1/1 đến 31/12: cộng tất cả số ngày có mặt củanhững lần đến và lần đi

Tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên đến VN

Ngày đến và ngày đi được tính là 1 ngày
Nếu đến và đi cùng 1 ngày thì tính là 1 ngày cư trú
Ngày đến và ngày đi được căn cứ vào chứng thực của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh trên hộ chiếu (hoặc giấy thông hành)
1

(Các bạn có thể xem cá nhân cư trú và không cư trú tại Điều 6 của TT111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013 để hiểu rõ hơn về cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú )

=>VẬY CÁ NHÂN KHÔNG ĐÁP ỨNG ĐƯỢC ĐIỀU KIỆN TRÊN THÌ TRỞ THÀNH CÁ NHÂN KHÔNG CƯ TRÚ. VÀ TIỀN LƯƠNG TIỀN CÔNG CỦA CÁ NHÂN KHÔNG CƯ TRÚ PHÁT SINH TẠI VIỆT NAM KHI TRẢ THÌ CÔNG TY KHẤU TRỪ 20% ĐỂ NỘP THUẾ TNCN CHO NHÀ NƯỚC.

3. Thu nhập chịu thuế TNCN gồm những khoản thu nhập nào?
Những khoản thu nhập dưới đây mà cá nhân nhận được phải chịu thuế TNCN, bao gồm các khoản sau:

1. Thu nhập từ kinh doanh
2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công
3. Thu nhập từ đầu tư vốn
4. Thu nhập từ chuyển nhượng vốn
5. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản
6. Thu nhập từ trúng thưởng
7. Thu nhập từ bản quyền
8. Thu nhập từ nhượng quyền thương mại
9. Thu nhập từ thừa kế
10. Thu nhập từ quà tặng

Ở bài viết này, tác giả chỉ đề cập đến thu nhập từ tiền lương, tiền công của người lao động(Gồm hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên và hợp đồng lao động dưới 3 tháng). Vì đây là 1 khoản thu nhập phổ biến và thường hay gặp khi các bạn đi làm. Và tất cả những bạn đang đi làm công có thu nhập từ tiền lương, tiền công đều phải thuộc diện là thu nhập chịu thuế TNCN. Khi có thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công rồi thì vấn đề có nộp thuế TNCN hay không là 1 vấn đề khác.

Vậy thu nhập từ tiền lương tiền công là gồm những khoản thu nhập nào?
Theo như Điểm 2 Điều 2 của Thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013 thì Thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm:

a) Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền. (Tức là giữa Công ty và cá nhân có ký 1 hợp đồng lao động, quy định toàn bộ về mức thu nhập)

Ví dụ: Ông A ký hợp đồng lao động (12 tháng ) với Cty tháng 1/2015 với mức thu nhập là 20 triệu/tháng, ngoài ra công ty có phụ cấp tiền xăng xe 1 tháng là 200 ngàn/tháng. Phụ cấp tiền thưởng theo doanh số tháng theo quý chế tính thưởng của Công ty hàng tháng dựa trên doanh số. Ngoài ra còn có tiền thưởng (2/9;30/04;01/05…)
=> Toàn bộ thu nhập mà Mr A này nhận được hàng tháng gồm 20 triệu/tháng + Phụ cấp xăng xe là 200 ngàn/tháng +Phụ cấp tiền thưởng hàng tháng + Tiền thưởng 2/9;30/04;2/5… sẽ phải cộng vào thu nhập chịu thuế TNCN từ tiền lương, tiền công.

c) Tiền thù lao nhận được dưới các hình thức như: tiền hoa hồng đại lý bán hàng hóa, tiền hoa hồng môi giới; tiền tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học, kỹ thuật; tiền tham gia các dự án, đề án; tiền nhuận bút theo quy định của pháp luật về chế độ nhuận bút; tiền tham gia các hoạt động giảng dạy; tiền tham gia biểu diễn văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao; tiền dịch vụ quảng cáo; tiền dịch vụ khác, thù lao khác. (Tức là không ký hợp đồng với công ty mà ký hợp đồng dịch vụ tư vấn với công ty hoặc hợp đồng cộng tác viên, hàng tháng nhận được khoản thù lao tư vấn)

Ví dụ:Cty ABC bán xe ô tô có ký hợp đồng về hoa hồng môi giới (Đây không phải là hợp đồng lao động) với Mr Được (tức là Mr Được giới thiệu được khách hàng thì cyt sẽ trích % hoa hồng). Và trong hợp đồng quy định là sau khi khách hàng trả tiền đủ 100% thì Công ty sẽ trích 10%*Tổng giá trị hợp đồng.
=> Khoản hoa hồng mà Mr Được nhận được đó chính là khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công và khoản thu nhập này thuộc diện chịu thuế TNCN và cách tính thuế TNCN của khoản này khác với Cách tính thuế TNCN của tiền lương, tiền công mà ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên

d) Tiền nhận được từ tham gia hiệp hội kinh doanh, hội đồng quản trị doanh nghiệp, ban kiểm soát doanh nghiệp, ban quản lý dự án, hội đồng quản lý, các hiệp hội, hội nghề nghiệp và các tổ chức khác. (Tức là cá nhân nhận được các khoản tiền từ các hiệp hội nghề nghiệp hoặc là thành viên của hội đồng quản trị, thành viên ban kiểm soát)

Ví dụ: Cty ABC là công ty cổ phần và hàng tháng có trả thù lao cho thành viên của hội đồng quản trị không tham gia trực tiếp điều hành doanh nghiệp=> Khoản thù lao này cũng phải chịu thuế TNCN và đây cũng chính là thu nhập từ tiền lương tiền công và do không có ký hợp đồng lao động nên khoản thu nhập chịu thuế này sẽ được tính theo biểu thuế lũy tiến toàn phần là nhận 10% (mà không phải tính theo biểu thuế lũy tiến từng phần như trường hợp của thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công mà có ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên).

đ) Các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả mà người nộp thuế được hưởng dưới mọi hình thức

Ví dụ: như cuối năm công ty thưởng cho các nhân viên công ty bằng 1 gói quà trị giá 500 ngàn đồng => Trị giá gói quà này không phải bằng tiền mặt nhưng vẫn phải quy đổi ra tiền để tính vào thu nhập chịu thuế TNCN.

4. Thu nhập miễn thuế TNCN gồm những khoản nào?

Dưới đây, chúng tôi liệt kê ra một số trường hợp về khoản thu nhập được miễn thuế để các bạn tiện theo dõi trong quá trình làm việc.

=>Thu nhập từ phần tiền lương, tiền công làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương, tiền công làm việc ban ngày, làm việc trong giờtheo quy định của Bộ luật Lao động. Cụ thể như sau: (Tại Điểm I Điều 3 của TT111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013 về những khoản thu nhập miễn thuế)

i.1) Phần tiền lương, tiền công trả cao hơn do phải làm việc ban đêm, làm thêm giờ được miễn thuế căn cứ vào tiền lương, tiền công thực trả do phải làm đêm, thêm giờ trừ (-) đi mức tiền lương, tiền công tính theo ngày làm việc bình thường.

Ví dụ: Ông A có mức lương trả theo ngày làm việc bình thường theo quy định của Bộ luật Lao động là 40.000 đồng/giờ.
– Trường hợp cá nhân làm thêm giờ vào ngày thường, cá nhân được trả 60.000 đồng/giờ thì thu nhập được miễn thuế là:
60.000 đồng/giờ – 40.000 đồng/giờ = 20.000 đồng/giờ
– Trường hợp cá nhân làm thêm giờ vào ngày nghỉ hoặc ngày lễ, cá nhân được trả 80.000 đồng/giờ thì thu nhập được miễn thuế là:
80.000 đồng/giờ – 40.000 đồng/giờ = 40.000 đồng/giờ
=> Tiền lương hưu do Quỹ bảo hiểm xã hội trả theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội; tiền lương hưu nhận được hàng tháng từ Quỹ hưu trí tự nguyện. (Tại Điểm K Điều 3 của TT111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013 về những khoản thu nhập miễn thuế)

=> Khoản hỗ trợ của người sử dụng lao động cho việc khám chữa bệnh hiểm nghèocho bản thân người lao động và thân nhân của người lao động. (Khoản g Điểm 2 Điều 2 của TT111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013 về những khoản thu nhập chịu thuế)

g.1.1) Thân nhân của người lao động trong trường hợp này bao gồm: con đẻ, con nuôi hợp pháp, con ngoài giá thú, con riêng của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; cha đẻ, mẹ đẻ; cha vợ, mẹ vợ (hoặc cha chồng, mẹ chồng); cha dượng, mẹ kế; cha nuôi, mẹ nuôi hợp pháp.
g.1.2) Mức hỗ trợ không tính vào thu nhập chịu thuế là số tiền thực tế chi trả theo chứng từ trả tiền viện phí nhưng tối đa không quá số tiền trả viện phí của người lao động và thân nhân người lao động sau khi đã trừ số tiền chi trả của tổ chức bảo hiểm.

=>Khoản tiền nhận được do tổ chức, cá nhân trả thu nhập chi đám hiếu, hỉ chobản thân và gia đình người lao động theo quy định chung của tổ chức, cá nhân trả thu nhập và phù hợp với mức xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp (Điểm 5 Điều 11 của TT92/2015/TT-BTC ngày 15/06/2015 hướng dẫn về thuế TNCN)

Ví dụ: Mr A có ký hợp đồng lao động với Cty ABC là hợp đồng không xác định thời hạn. Và trong năm Mr A có đám cưới và Công ty có hỗ trợ tiền đám cưới cho MR A là 3 triệu đồng thì khoản tiền 3 triệu đồng này không thuộc diện thu nhập chịu thuế TNCN

=>Khoản tiền ăn giữa ca, ăn trưa do người sử dụng lao động chi cho người lao động không vượt quá mức quy định của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.(Chi bằng tiền mặt mà vượt 680.000/tháng thì phần vượt 680.000 phải chịu thuế TNCN). Nếu Cty mà tổ chức nấu ăn thì khoản tiền ăn giữa ca này không phải chịu thuế TNCN. (Khoản G Điểm 2 Điều 2 của TT111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013 về các khoản thu nhập chịu thuế).

  • Trường hợp người sử dụng lao động không tổ chức bữa ăn giữa ca, ăn trưa mà chi tiền cho người lao động thì không tính vào thu nhập chịu thuế của cá nhân nếu mức chi phù hợp với hướng dẫn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Trường hợp mức chi cao hơn mức hướng dẫn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thì phần chi vượt mức phải tính vào thu nhập chịu thuế của cá nhân.
  • Mức chi cụ thể áp dụng đối với doanh nghiệp Nhà nước và các tổ chức, đơn vị thuộc cơ quan hành chính sự nghiệp, Đảng, Đoàn thể, các Hội không quá mức hướng dẫn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Đối với các doanh nghiệp ngoài Nhà nước và các tổ chức khác, mức chi do thủ trưởng đơn vị thống nhất với chủ tịch công đoàn quyết định nhưng tối đa không vượt quá mức áp dụng đối với doanh nghiệp Nhà nước.
    Ví dụ: Cty ABC có thuê lao động là MR Nguyễn với hợp đồng lao động là 1 năm. Trong hợp đồng quy định là hàng tháng công ty chi trà tiền cơm là 1.000.000/tháng=> Khoản tiền phải chịu thuế TNCN là 1.000.000-680.000=320.000

=>Tiền phụ cấp đi công tác phí:

+ Theo như Điểm đ.4 Khoản 2 của Điều 2 TT111/2013/TT-BTC về thuế TNCN như sau:
đ.4) Phần khoán chi văn phòng phẩm, công tác phí, điện thoại, trang phục,… cao hơn mức quy định hiện hành của Nhà nước. Mức khoán chi không tính vào thu nhập chịu thuế đối với một số trường hợp như sau:

đ.4.2) Đối với người lao động làm việc trong các tổ chức kinh doanh, các văn phòng đại diện: mức khoán chi áp dụng phù hợp với mức xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.

Theo như Điểm 4.7 CV 2512/TCT-CS ngày 24/06/2015 về thuế TNDN như sau:
4.7. Về khoản chi phụ cấp cho người lao động đi công tác
– Bỏ mức khống chế đối với khoản chi phụ cấp cho người lao động đi công tác, doanh nghiệp được tính vào chi phí được trừ nếu có hóa đơn, chứng từ theo quy định.Trường hợp doanh nghiệp có khoán phụ cấp cho người lao động đi công tác và thực hiện đúng theo quy chế tài chính hoặc quy chế nội bộ của doanh nghiệp thì được tính vào chi phí được trừ khoản chi khoán.
=> Vậy là đã bỏ phần phụ cấp tiền ăn khi đi công tác không quá 02 lần mức quy định theo hướng dẫn của Bộ Tài chính đối với cán bộ công chức, viên chức Nhà nước.Do đó, nếu công ty chi trả tiền ăn khi đi công tác theo quy chế nội bộ của Công ty thì khoản phụ cấp tiền ăn này sẽ không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN

=>Tiền trang phục (bằng tiền mặt hoặc bằng vật chất) phải phù hợp theo quy định của pháp luật . Hiện tại pháp luật cho phép là tiền trang phục không quá 5 triệu đồng/người/năm). Nếu mà chi nhiều hơn 5 triệu bằng tiền mặt thì phần chi cao hơn phải chịu thuế TNCN. (Điểm đ Khoản 2 Điều 2 của TT111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013 về các khoản thu nhập chịu thuế).

Phần khoán chi văn phòng phẩm, công tác phí, điện thoại, trang phục,… cao hơn mức quy định hiện hành của Nhà nước. Mức khoán chi không tính vào thu nhập chịu thuế đối với một số trường hợp như sau:

đ.4.2) Đối với người lao động làm việc trong các tổ chức kinh doanh, các văn phòng đại diện: mức khoán chi áp dụng phù hợp với mức xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp. (Thuế TNDN hiện hành theo TT78 cũng như thông tư 96 là nếu chi bằng tiền mặt tiền trang phục là không quá 5 triệu/1người/1 năm)

=> Tiền điện thoại:

  • Nếu công ty quy định mức trong hợp đồng là hàng tháng công ty sẽ chi trả tiền điện thoại theo mức quy định của Công ty theo từng chức vụ và có hóa đơn tài chính mang tên công ty thì khoản tiền điện thoại này sẽ không phải chịu thuế TNCN (Vì có hóa đơn tài chính mang tên Công ty).
  • Ngược lại nếu quy định cụ thể là hàng tháng công ty trả tiền điện thoại giống như 1 khoản phụ cấp và ghi rõ số tiền trong hợp đồng lao động (Không cần hóa đơn tài chính) thì khoản phụ cấp này phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN.
    (Các bạn có thể xem CV11478/CT-TTHT ngày 24/12/2014 của Cục thuế HCM) để tham khảo như sau:

    • Trường hợp Công ty theo trình bày có chi phụ cấp điện thoại cho nhân viên vào bảng lương hàng tháng, khoản chi này có quy định trong hợp đồng lao động với mức chi từ 100.000 đồng đến 4.000.000 đồng cho mỗi nhân viên (không có hóa đơn trả tiền điện thoại mang tên địa chỉ, mã số thuế Công ty) thì đây là khoản lợi ích bằng tiền mà người lao động được hưởng phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN từ tiền lương, tiền công của người lao động để tính thuế TNCN theo quy định.

5. Kê khai thuế TNCN theo tháng hay theo quý?
Câu hỏi 1: doanh nghiệp của bạn kê khai thuế TNCN theo tháng hay theo quý? Trong tháng đó hoặc quý đó không phát sinh khấu trừ thuế thì có phải kê khai thuế hay không? Việc kê khai tháng hay quý là áp dụng thống nhất trong 1 năm hay sao?

Trả lời 1:
Theo như Điểm 1 của Điều 16 TT156/2013/TT-BTC như sau:

  • Tổ chức, cá nhân trả thu nhập có phát sinh khấu trừ thuế thu nhập cá nhân khaithuế theo tháng hoặc quý. Trường hợp trong tháng hoặc quý, tổ chức, cá nhân trả thu nhập không phát sinh khấu trừ thuế thu nhập cá nhân thì không phải khai thuế.
  • Việc khai thuế theo tháng hoặc quý được xác định một lần kể từ tháng đầu tiên có phát sinh khấu trừ thuếáp dụng cho cả năm

Câu hỏi 2: Đối tượng nào thì kê khai thuế TNCN theo quý và đối tượng nào thì kê khai thuế TNCN theo tháng

Trả lời 2:
Theo như tinh thần của Điểm 1 Điều 16 TT156/2013/TT-BTC. Kể từ 1/7/2013 thì việc kê khai thuế TNCN theo quý sẽ áp dụng cho những đối tượng sau:

  • Tổ chức, cá nhân trả thu nhập được xác định thuộc diện kê khai thuế GTGT theo Quý=> Thuế TNCN được kê khai theo Quý mà ko phân biệt là tổng các loại tờ khai thuế TNCN có số thuế TNCN phải nộp là bao nhiêu.
  • Hoặc Tổ chức, cá nhân trả thu nhập có số thuế TNCN khấu trừ của các loại tờ khai thuế TNCN đều dưới 50 triệu cho dù cộng tất cả các tờ khai thuế dưới 50 triệu mà từ 50 triệu trở lên vẫn phải khai theo Quý. (Hay nói ngược lại nếu có ít nhất 1 tờ khai thuế TNCN của tháng đầu tiên mà từ 50 triệu trở lên thì kê khai thuế TNCN theo tháng)

Ví dụ 32 trong TT156: Năm 2014 Công ty A được xác định thuộc diện khai thuế GTGT theo tháng; tháng 1, tháng 2 không phát sinh khấu trừ thuế TNCN của bất kỳ tờ khai nào; tháng 3 phát sinh khấu trừ thuế TNCN tại Tờ khai số 02/KK-TNCN nhỏ hơn 50 triệu đồngTờ khai 03/KK-TNCN nhỏ hơn 50 triệu đồng; các tháng 4 đến tháng 12 phát sinh khấu trừ thuế TNCN tại các Tờ khai 02/KK-TNCN và 03/KK-TNCN đều từ 50 triệu đồng trở lên. Như vậy trong năm 2014, Công ty A không phải nộp tờ khai của các tháng 1 và tháng 2, từ tháng 3 Công ty A được xác định thuộc diện khai thuế TNCN theo quý và thực hiện khai thuế TNCN từ quý I/2014.

=>Vậy doanh nghiệp không thuộc trường hợp trên thì sẽ kê khai thuế TNCN theo tháng và áp dụng xuyên suốt 1 năm. Sau 1 năm thì tiến hành xác định lại

6. Thời hạn kê khai và thời hạn nộp
Theo quy định tại Điểm 3 Điều 10 của TT156/2013/TT-BTC ngày 6/11/2013\

a) Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế tháng chậm nhất là ngày thứ 20 (hai mươi) của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế.
b) Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế quý, tạm tính theo quý chậm nhất là ngày thứ 30 (ba mươi) của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế.
Lưu ý: Thời gian nộp tờ khai nếu có số thuế TNCN phải nộp cũng chính là thời gian nộp thuế TNCN.

7. Hồ sơ kê khai
Theo như Điều 16 của TT156 TT156/2013/TT-BTC ngày 6/11/2013: Hồ sơ khai thuế tháng, quý như sau:

  • Tổ chức, cá nhân trả thu nhập khấu trừ thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công khai thuế theo Tờ khai mẫu số 02/KK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này (tức là thông tư 156).

8. Công thức tính thuế TNCN từ tiền lương, tiền công của hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên; Từ tiền lương, tiền công của hợp đồng lao động dưới 3 tháng hoặc hợp đồng tư vấn dịch vụ của cá nhân cư trú
• TH1: Tiền lương, tiền công của hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên

“Thuế TNCN phải nộp= Thu nhập tính thuế (I)*Biểu thuế lũy tiến từng phần (II)”
(I)Thu nhập tính thuế TNCN từ tiền lương, tiền công={Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công+Những khoản phúc lợi khác mà người lao động được hưởng bằng tiền hoặc bằng hiện vật Trừ (-) bản thân (9 triệu)Trừ (-) người phụ thuộc (3,6 triệu/người/tháng) kể từ lúc nuôi dưỡng Trừ (-) BHXH (8%*Lương đóng BHXH)-BHYT (1.5%*Lương đóng BHXH)-BHTN (1%*Lương đóng BHXH) Trừ (-) Quỹ hữu trí tự nguyện không quá 1 triệu đồng/tháng (Nếu người lao động có đóng góp vào quỹ hưu trí tự nguyện)Trừ (-) Các khoản đóng góp từ thiện theo những quy định, thông tư, nghị định của Nhà nước}

(II): Biểu thuế lũy tiến từng phần như sau:
1
Lưu ý: Liên quan đến vấn đề người phụ thuộc trong công thức trên, chúng tôi đặt ra một số câu hỏi và câu trả lời để các bạn tiện theo dõi như sau:

Câu hỏi 1: Như thế nào là người phụ thuộc của người nộp thuế ?

Trả lời 1:
Các bạn phải xem tại Điểm c.2 Khoản 1 Điều 9 của TT111. Cụ thể một vài trường hợp người phụ thuộc để các bạn có thể tham khảo

  • Con đẻ; Con nuôi; Con ngoài giá thú mà đang trong độ tuổi đi học
  • Vợ hoặc chồng ngoài độ tuổi lao động mà không có thu nhập (hoặc ngoài độ tuổi lao động mà có thu nhập không quá 1 triệu/tháng)
  • Cha đẻ; mẹ đẻ mà ngoài độ tuổi lao động hoặc ngoài độ tuổi lao động mà có thu nhập không quá 1 triệu/tháng

Câu hỏi 2: Một người phụ thuộc được tính giảm trừ cùng 1 lúc cho nhiều người nộp thuế hay như thế nào?.

Trả lời 2: Khoản C.2.4 của Điểm 1 Điều 9 của TT111
+ Mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần vào một người nộp thuế trong năm tính thuế. Trường hợp nhiều người nộp thuế có chung người phụ thuộc phải nuôi dưỡng thì người nộp thuế tự thoả thuận để đăng ký giảm trừ gia cảnh vào một người nộp thuế. (nhằm tránh trùng lắp)

Câu hỏi 3: Người nộp thuế phải thỏa mãn điều kiện gì thì mới được quyền tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc.

Trả lời 3:
+ Để được tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc thì người nộp thuế phải thỏa mãn 3 điều kiện sau:

  • Thứ 1: người nộp thuế phải có mã số thuế. Việc đăng ký mã số thuế TNCN, các bạn có thể xem bài đăng ký mã số thuế TNCN online
  • Thứ 2: người nộp thuế phải đăng ký mẫu 02/ĐK-NPT-TNCN theo TT92/2015. Các bạn có thể xem mẫu 16 để điền và gửi cho cơ quan thuế như sau:
    1
    1
  • Thứ 3: người nộp thuế phải cung cấp bộ hồ sơ chứng minh người phụ thuộc nộp cho Cty (Hồ sơ chứng minh người phụ thuộc thì các bạn có thể lấy bất kỳ giấy tờ nào không cần phải công chứng mà chứng minh được mối quan hệ như đã nói bên trên). Các bạn có thể xem Khoản g Điểm 1 Điều 9 của TT111/2013 sẽ rõ về vấn đề giấy tờ bổ sung chứng minh người phụ thuộc.
    Ví dụ mẫu giấy khai sinh của con như sau:
    1
    Ví dụ minh họa: về cách tính thuế TNCN từ tiền lương, tiền công của hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên: Năm 2014 Bà C có thu nhập từ tiền lương, tiền công trong tháng là 40 triệu đồng (Biết lương đóng BHXH là 4 triệu) và tỷ lệ đóng các khoản bảo hiểm là: 8% bảo hiểm xã hội, 1,5% bảo hiểm y tế trên tiền lương đóng BHXH (Ko đóng BHTN) . Bà C nuôi 2 con dưới 18 tuổi, trong tháng Bà C không đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học. Thuế thu nhập cá nhân tạm nộp trong tháng của Bà C được tính như thế nào?

Giải:
– Thu nhập chịu thuế của Bà C là 40 triệu đồng.
– Bà C được giảm trừ các khoản sau:

+ Giảm trừ gia cảnh cho bản thân: 9 triệu đồng/tháng
+ Giảm trừ gia cảnh cho 02 người phụ thuộc (2 con):
3,6 triệu đồng × 2 = 7,2 triệu đồng/tháng
+ Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế:
4triệu đồng × (7% + 1,5%) = 380.000 đồng

=>Tổng cộng các khoản được giảm trừ: 9 triệu đồng + 7,2 triệu đồng + 0.38 triệu đồng = 16,580 triệu đồng
– Thu nhập tính thuế của Bà C là: 40 triệu đồng – 16,580 triệu đồng = 23,420 triệu đồng
– Số thuế phải nộp:
Cách 1: Số thuế phải nộp tính theo từng bậc của Biểu thuế lũy tiến từng phần:

+ Bậc 1: thu nhập tính thuế đến 5 triệu đồng, thuế suất 5%:
5 triệu đồng × 5% = 0,25 triệu đồng
+ Bậc 2: thu nhập tính thuế trên 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng, thuế suất 10%:
(10 triệu đồng – 5 triệu đồng) × 10% = 0,5 triệu đồng
+ Bậc 3: thu nhập tính thuế trên 10 triệu đồng đến 18 triệu đồng, thuế suất 15%:
(18 triệu đồng – 10 triệu đồng) × 15% = 1,2 triệu đồng
+ Bậc 4: thu nhập tính thuế trên 18 triệu đồng đến 32 triệu đồng, thuế suất 20%:
(23,420 triệu đồng – 18 triệu đồng) × 20% = 1,084 triệu đồng
=>Tổng số thuế Bà C phải tạm nộp trong tháng là:
0,25 triệu đồng + 0,5 triệu đồng + 1,2 triệu đồng + 1,084 triệu đồng = 3,034 triệu đồng

Cách 2: Số thuế phải nộp tính theo phương pháp rút gọn:
Thu nhập tính thuế trong tháng 20,4 triệu đồng là thu nhập tính thuế thuộc bậc 4. Số thuế thu nhập cá nhân phải nộp như sau: 23,420 triệu đồng × 20% – 1,65 triệu đồng = 3,034 triệu đồng

  • TH2: Tiền lương, tiền công của hợp đồng lao động dưới 3 tháng (Ví dụ lao động thời vụ; lao động thử việc 2 tháng) hoặc không ký hợp đồng lao động (tiền hoa hồng môi giới; tiền tham gia các hoạt động giảng dạy; tiền dịch vụ khác, thù lao khác).
  • Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động (theo hướng dẫn tại điểm c, d, khoản 2, Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013) hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.
  • Trường hợp cá nhân chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuếtheo tỷ lệ nêu trên nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì cá nhân có thu nhập làm cam kết (theo mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế) gửi tổ chức trả thu nhập để tổ chức trả thu nhập làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.
  • Căn cứ vào cam kết của người nhận thu nhập, tổ chức trả thu nhập không khấu trừ thuế. Kết thúc năm tính thuế, tổ chức trả thu nhập vẫn phải tổng hợp danh sách và thu nhập của những cá nhân chưa đến mức khấu trừ thuế (vào mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế) và nộp cho cơ quan thuế. Cá nhân làm cam kết phải chịu trách nhiệm về bản cam kết của mình, trường hợp phát hiện có sự gian lận sẽ bị xử lý theo quy định của Luật quản lý thuế.

Lưu ý:

  • Cá nhân làm cam kết theo hướng dẫn tại điểm này phải đăng ký thuế và có mã số thuế tại thời điểm cam kết. (Điểm i Khoản 1 Điều 25 của TT111/2013/TT-BTC 15/08/2013)

Đối với những hợp đồng lao động dưới 3 tháng hoặc không ký hợp đồng lao động (mà ký hợp đồng cộng tác viên hoặc hợp đồng tư vấn…) thì mỗi lần trả từ 2 triệu đồng/lần thì nếu người lao động có làm mẫu cam kết 02 theo TT92/2015 là trong 1 năm có tổng thu nhập không quá 9 triệu *12=108 triệu/năm. Hoặc nếu có người phụ thuộc thì được cộng thểm 3,6 triệu/tháng vào tổng thu nhập chịu thuế thì sẽ không thu 10% thuế TNCN trên tổng số tiền phải trả cho cá nhân
Mẫu cam kết 02/CK-TNCN theo TT92/2015/TT-BTC ngày 15/06/2015 các bạn có thể tham khảo tại đây
1

9. Cấp chứng từ khấu trừ thuế TNCN

  • Tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập đã khấu trừ thuế phải cấp chứng từ khấu trừ thuế theo yêu cầu của cá nhân bị khấu trừ. Trường hợp cá nhân ủy quyền quyết toán thuế thì không cấp chứng từ khấu trừ. (Khoản 2 Điều 25 của TT111/2013/TT-TC ngày 15/08/2013)
  • Cấp chứng từ khấu trừ trong một số trường hợp cụ thể như sau:
    + Đối với cá nhân không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng: cá nhân có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân trả thu nhập cấp chứng từ khấu trừ cho mỗi lần khấu trừ thuế hoặc cấp một chứng từ khấu trừ cho nhiều lần khấu trừ thuế trong một kỳ tính thuế.

Ví dụ 15: Ông Q ký hợp đồng dịch vụ với công ty X để chăm sóc cây cảnh tại khuôn viên của Công ty theo lịch một tháng một lần trong thời gian từ tháng 9/2013 đến tháng 4/2014. Thu nhập của ông Q được Công ty thanh toán theo từng tháng với số tiền là 03 triệu đồng. Như vậy, trường hợp này ông Q có thể yêu cầu Công ty cấp chứng từ khấu trừ theo từng tháng hoặc cấp một chứng từ phản ánh số thuế đã khấu trừ từ tháng 9 đến tháng 12/2013 và một chứng từ cho thời gian từ tháng 01 đến tháng 04/2014.

+Đối với cá nhân ký hợp đồng lao động từ ba (03) tháng trở lên: tổ chức, cá nhân trả thu nhập chỉ cấp cho cá nhân một chứng từ khấu trừ trong một kỳ tính thuế (nếu cá nhân này không muốn ủy quyền cho Cty quyết toán thay)
Ví dụ 16: Ông Bùi Tấn Hải ký hợp đồng lao động dài hạn (từ tháng 1/2015 đến tháng hết tháng 8/2016) với công ty TNHH Đào Tạo An Tâm. Trong trường hợp này, nếu ông Bùi Tấn Hải thuộc đối tượng phải quyết toán thuế trực tiếp với cơ quan thuế và có yêu cầu Công ty cấp chứng từ khấu trừ thì Công ty sẽ thực hiện cấp 01 chứng từ phản ánh số thuế đã khấu trừ từ tháng 1 đến hết tháng 12/2015 và 01 chứng từ cho thời gian từ tháng 01 đến hết tháng 8/2016.
Cụ thể xem mẫu chứng từ khấu trừ thuế như sau:
1
1
Lưu ý: trong trường hợp mà nếu cá nhân đó không bị khấu trừ thuế tại công ty, nhưng nếu cá nhân này trong năm có thu nhập 2 nơi và thuộc đối tượng phải quyết toán trực tiếp với Cơ quan thuế (Vì có thu nhập 2 nơi, nơi đang làm việc tại Công ty bạn chưa bị khấu trừ thuế) thì yêu câu Cty xác nhận phần thu nhập cũng như các khoản giảm trừ thu nhập (như BHXH, YT, TN, và giảm trừ bản thân cũng như gia cảnh) thì làm theo biểu mẫu sau:
1

10. Bộ hồ sơ mua chứng từ khấu trừ thuế TNCN như sau :

  • Giấy giới thiệu của cơ quan
  • Đơn đề nghị cấp chứng từ khấu trừ thuế TNCN( mẫu số 07/CTKT-TNCN theo TT92/2015/TT-BTC ngày 15/06/2015)
  • Giấy phép ĐK Kinh doanh của công ty (Sao y công chứng)
  • Bản photo CMND của người xin cấp (có tên trong giấy giới thiệu). Nhớ mang Chứng minh thư nhân dân bản chính để đối chiêu.
  • Danh sách lao động thuộc diện khấu trừ thuế (có lúc bắt nộp, có khi không).

11. Cách kê khai thuế TNCN từ tiền lương, tiền công trên phần mềm HTKK

Cơ sở dữ liệu để kê khai thuế TNCN tạm tính hàng tháng hoặc hàng quý là từ bảng lương hàng tháng của doanh nghiệp (Bao gồm cả hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên và hợp đồng lao động dưới 3 tháng) và những khoản chi ra cho hợp đồng dịch vụ hoặc tư vấn thuộc diện chịu thuế TNCN (không phân biệt có khấu trừ hay không khấu trừ 10% thuế TNCN)
Ví dụ: Chúng ta có bảng lương tháng 1/2014 của Cty ABC với mã số thuế là 0312581896 đã tính đầy đủ tất cả các chi tiêu. Ngày kê khai thuế TNCN là ngày 20/02/2014 và người ký tờ khai là Nguyễn Thị A như sau:

1
Yêu cầu: các bạn dựa vào bảng lương trên để tiến hành kê khai thuế TNCN trên phần mềm HTKK và tiến hành kê khai qua mạng, kê khai theo tháng. Nhưng trước khi lấy bảng lương trên để làm thì các bạn mở file excel Baitapvetienluong ra và thực hành sheet Mauluongthuctap (thực hành tại các cột T; U;V: Y;Z:AA. Hiện tại các cột này có công thức, do đó các bạn tạm thời xóa công thức đi ). Sau đó đối chiếu với sheet Bai Giai bang luong T12014 nếu đúng thì chúng ta tiến hành lấy sheet Bai Giai bang luong T12014 để kê khai thuế TNCN tháng 1/2014 trên HTKK.
Giải:
Bước 1:
Vào phần mềm HTKK, và chọn như hình bên dưới
1
Bước 2:
Các bạn gõ vào tháng 01/2014 như hình bên dưới
1
Bước 3: Các bạn điền số liệu theo như các chỉ tiêu bên dưới như sau:
Chỉ tiêu 21: Tổng số người lao động
Các bạn gõ tổng số cá nhân (số người) mà có thu nhập từ tiền lương, tiền công (bao gồm cả hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên, dưới 3 tháng hoặc không ký hợp đồng lao động) không phân biệt có bị khấu trừ thuế hay không khấu trừ thuế.
  Ghi vào là: 23 người

Chỉ tiêu 22: Trong đó cá nhân cư trú có hợp đồng
Là con của chỉ tiêu 21 (tức là chỉ ghi cá nhân có ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên).
       Ghi vào là: 19 người
Chỉ tiêu 23:Tổng số cá nhân đã khấu trừ thuế
Tức là trong các cá nhân của chỉ tiêu 21 thì có bao nhiêu cá nhân bị khấu trừ thuế TNCN thì ghi vào đây. Nhưng đây là chỉ tiêu tự động được lấy từ các chỉ tiêu sau (chỉ tiêu 24+chỉ tiêu 25)
  Ghi vào là: 5 người=4 người +1 người
Chỉ tiêu 24:Cá nhân cư trú
Tức là lấy những cá nhân mà cư trú bị khấu trừ thuế thì ghi vào đây
        Ghi vào là: 4 người
Chỉ tiêu 25:Cá nhân không cư trú
Tức là lấy những cá nhân mà không cư trú bị khấu trừ thuế thì ghi vào đây
        Ghi vào là: 1 người
Chỉ tiêu 26: Tổng TNCN (Thu nhập chịu thuế) trả cho cá nhân
Tức là lấy toàn bộ khoản thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công của những cá nhân mà chúng ta đã ghi vào chỉ tiêu 21 (không phân biệt là hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên hay dưới 3 tháng hay là không ký hợp đồng lao động mà phải lấy tất cả). Đây là chỉ tiêu tự động được lấy từ chỉ tiêu 27+28+29
Ghi vào là: 187.043.750=146.543.750+10.500.000+30.000.000

Lưu ý: Tổng thu nhập chịu thuế là tổng khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công của người lao động được hưởng bằng tiền hoặc không phải bằng tiền mà chưa trừ đi những khoản BHXH, BHYT, BHTN cũng như chưa trừ thuế TNCN

Chỉ tiêu 27: Cá nhân cư trú có hợp đồng lao động
Tức là lấy toàn bộ khoản thu nhập chịu thuế từ tiền lương tiền công của người lao động có hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên mà chưa trừ BHXH, BHYT, BHTN và chưa trừ thuế TNCN
Ghi vào là: 146.543.750

Chỉ tiêu 28: Cá nhân cư trú không có hợp đồng lao động
Lấy toàn bộ khoản thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công của cá nhân mà không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng
Ghi vào là: 10.500.000

Chỉ tiêu 29: Cá nhân không cư trú
Lấy toàn bộ khoản thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công của cá nhân KHÔNG CƯ TRÚ
Ghi vào là: 30.000.000

Chỉ tiêu 30: Tổng TNCT trả cho cá nhân thuộc diện phải khấu trừ thuế
Chỉ tiêu này là luôn luôn nhỏ hoặc bằng chỉ tiêu 26. Nó chính là con của chỉ tiêu 26. Chỉ lấy toàn bộ thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công của những cá nhân có ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên hoặc dưới 3 tháng hoặc không ký hợp đồng lao động NHƯNG cái quan trọng là những người lao động này phải bị khấu trừ thuế TNCN. Chỉ tiêu này nhảy tự động , nó bao gồm các chỉ tiêu 31+32+33
Ghi vào là: 88.000.000=55.000.000+3.000.000+30.000.000
Chỉ tiêu 31: Cá nhân cư trú có ký hợp đồng lao động
Tức là lấy toàn bộ khoản thu nhập chịu thuế từ tiền lương tiền công của người lao động có hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên NHƯNG THUỘC DIỆN BỊ KHẤU TRỪ THUẾ TNCN (Lưu lý là lấy tổng TNCN mà chưa trừ BHXH, BHYT, BHTN và chưa trừ thuế TNCN)
Ghi vào là: 55.000.000

Chỉ tiêu 32: Cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động
Lấy toàn bộ khoản thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công của cá nhân mà không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng NHƯNG MÀ THUỘC DIỆN PHẢI BỊ KHẤU TRỪ THUẾ TNCN
Ghi vào là: 3.000.000

Chỉ tiêu 33: Cá nhân không cư trú
Lấy toàn bộ khoản thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công của cá nhân KHÔNG CƯ TRÚ NHƯNG THUỘC DIỆN PHẢI BỊ KHẤU TRỪ THUẾ TNCN
Ghi vào là: 30.000.000

Chỉ tiêu 34: Tổng số thuế TNCN đã khấu trừ
Đây là chỉ tiêu thuế TNCN phải nộp trong tháng đó. Mà Cty phải lấy tiền đi nộp. Chỉ tiêu này được nhảy tự động từ 3 chỉ tiêu 35+36+37
Ghi vào là: 8.176.125=1.876.125+300.000+6.000.000

Chỉ tiêu 35: Cá nhân cư trú có ký hợp đồng lao động
Đây là số thuế TNCN phải nộp của những cá nhân có ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên
Ghi vào là: 1.876.125

Chỉ tiêu 36: Cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động
Đây là chỉ tiêu về số thuế TNCN phải nộp của hợp đồng lao động dưới 3 tháng hoặc không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng dịch vụ, tư vấn, cộng tác viên, hợp đồng môi giới
Ghi vào là: 300.000

Chỉ tiêu 37: Cá nhân không cư trú
Đây là chỉ tiêu về số thuế TNCN phải nộp của cá nhân không cư trú
Ghi vào là: 6.000.000

Lưu ý: nếu chúng ta kê khai thuế TNCN theo quý thì cần chú ý các vấn đề sau:

  • Là lấy bảng lương của từng tháng mà đã khấu trừ thuế của từng tháng, chúng ta cộng lại thì sẽ ra 1 bảng lương Tổng của 3 tháng và lấy số liệu này để thực hiện kê khai thuế TNCN theo quý, chứ không phải là lấy bảng lương của từng tháng rồi cộng lại chia cho 3 rồi từ đó tính lại thuế TNCN
  • Tổng số cá nhân (Cột 21;22;23;24;25);thì các bạn lấy số cá nhân mà những người lao động này thực chất làm việc trong từng quý

Ví dụ: tháng 1 có 10 người lao động làm việc; tháng 2 nghỉ 2 người còn 8 người và tuyển mới 1 người=> tháng 2 là có 9 người. Tháng 3 nghỉ 3 người vậy tháng 3 còn 6 người

=>Tổng số cá nhân thực chất làm việc của Quý 1 là 11 người. Lấy số 11 này để xem và điền các chỉ tiêu từ cột 21 đến cột 25

Vậy kết quả cuối cùng của bước 3 là
1
Bước 4: Sau đó chúng ta bấm bút GHI và bấm nút kết xuất ra XML, và lưu file XML vào ổ đĩa cần lưu và không được đổi tên file
1
Bước 5: Kê khai qua mạng: Muốn kê khai được qua mạng các bạn cần những thiết bị sau:

+ Cài JAVA

+ Chữ ký số (Token) (có thể mua của các nhà cung cấp sau: VNPT; BKAV; Viettel…)

Một: Cấm token vào máy

Hai: Vào trình duyệt IE, vào trang web: www.nhantokhai.gdt.gov.vn, và đăng nhập như sau:
1
Ba: Bấm đăng nhập: Gõ user và PW vào
1
Bốn: Trước khi nộp 1 tờ khai nào, chúng ta vào THẺ TÀI KHOẢN, để đăng ký tờ khai, ở đây chúng ta đăng ký tờ khai 02/KK-TNCN (tháng), thì kết quả như màn hình bên dưới là đã đăng ký.

1
Sau khi chọn thẻ tài khoản và đăng ký tờ khai qua mạng xong, thì chúng ta có được một danh sách tờ khai đăng ký qua mạng như bên dưới.
1
Năm: Các bạn bấm vào nút nộp tờ khai để tiến hành chọn tờ khai và kê khai qua mạng theo trình từ như hình bên dưới
1
1
Lưu ý: Khi bấm vào ký điện tử thì sẽ hiện ra câu hỏi là Mã số pin, các bạn gõ mã số pin (Mã số này do Công ty chữ ký số gửi cho bạn) vào và sau đó thì mới bấm nộp tờ khai là xem như đã hoàn thành.

Sáu: sau đó các bạn vào nút tra cứu để xem là tờ khai đã nộp cho thuế chưa, nếu mà tra cứu thấy tờ khai đều này có nghĩa là tờ khai đã nộp thành công. Và ngay lập tức thuế sẽ gửi mail cho bạn 1 thông báo là Tờ khai đã nộp thành công. Kết quả màn hình tra cứu tở khai thuế TNCN như sau:
1
Hy vọng, bài viết này sẽ giúp cho các bạn tự học khai báo thuế bằng hình ảnh dễ dang trong việc thực hành KHAI BÁO THUẾ, cũng như các bạn đang theo học lớp Kế toán tổng hợp thực hành cũng như thực hành thực tế và lớp Khai báo thuế có 1 tài liệu hữu ích cho việc học tập sau này.

CHÚC CÁC BẠN HỌC TỐT.

Nguồn: An tam Accounting

Mời bạn CLICK VÀO ĐÂY để xem thêm khóa TIN VĂN PHÒNG TỔNG HỢP THỰC HÀNH TRỰC TIẾP TRÊN OFFICE 2010, HỌC LÝ THUYẾT KẾ HỢP CÙNG THỰC HÀNH, ĐẢM BẢO THÀNH THẠO SAU KHOÁ HỌC

Mời bạn CLICK VÀO ĐÂY để xem thêm khóa kế toán thực hành trên chứng từ thực tế, excel, misa 2015 theo TT 200

Tham gia khóa học bạn sẽ có cơ hội:

 1. Được làm thực hành trên chứng từ, hóa đơn và sổ sách của doanh nghiệp.

2. Được cài đặt + tặng phần mềm kế toán Misa có bản quyền để hỗ trợ học tập
3. Được hướng dẫn và học thực tế trên Laptop (Mỗi học viên sẽ được hướng dẫn sửa bài thực hành riêng, cầm tay chỉ việc )
4. Học xong khóa học, học viên có kết quả bằng 2 năm kinh nghiệm.
5. Có thể làm được công việc của một kế toán tổng hợp,
+ Có thể kê khai thuế GTGT, TNCN, TNDN,
+ Làm sổ sách kế toán
+ Tính được giá thành sản xuất, xây dựng
+ Lập được báo cáo tài chính: bảng cân đối số phát sinh, bảng cân đôi kế toán, bảng lưu chuyển tiền tệ, …
+ Quyết toán thuế cuối năm: Quyết toán thuế TNDN, thuế TNCN
6. Được hỗ trợ tư vấn nghiệp vụ cả sau khi đã kết thúc khóa học
7. Được cập nhật kiến thực kế toán, cập nhật chính sách thuế mới nhất định kỳ sau khi kết thúc khóa học

Địa chỉ đào tạo kế toán thực tế uy tín tại Hà Nội

TIN HỌC – KẾ TOÁN TRI THỨC VIỆT

Cơ sở 1: Số 3E3, TT Đại Học  Thương Mại, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội

( Gần nhà sách Trí Tuệ)

Cơ sở 2: Đối diện cổng chính Khu A, ĐH Công Nghiệp, Nhổn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Tư vấn: 04.6652.2789           hoặc               0976.73.8989

Sơ đồ tới trung tâm đào tạo kế toán:Click vào đây xem chi tiết

giảm-học-phí-kế-toán

excel 2013

 

Comments

comments

Chat Zalo
Chat Facebook
0399.13.6789