Kế toán tài sản bằng tiền

    Lượt xem: 981

KẾ TOÁN TÀI SẢN BẰNG TIỀN – ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH VÀ CÁC KHOẢN PHẢI THU

———–

 

I. Kế toán tài sản bằng tiền:

 

1. Khái niệm và nguyên tắc sử dụng:

Tiền của doanh nghiệp bao gồm tiền mặt, tiền gửi, tiền đang chuyển

Các nguyên tắc, quy định và chế độ kế toán:

+ Nguyên tắc tiền tệ thống nhất: sử dụng một đơn vị tiền tệ thống nhất VNĐ

+ Nguyên tắc cập nhật: Phản ánh kịp thời, chính xác số tiền hiện có, tình hình thu, chi các loại tiền, mở sổ theo dõi từng loại nguyên tệ, vàng bạc…

+ Nguyên tắc quy đổi tỉ giá hối đoái: mọi nghiệp vụ liên quan đến ngoại tệ ngoài theo dõi chi tiết phải được quy đổi về VNĐ để ghi sổ, tỷ giá quy đổi tính theo tỷ lệ quy đổi của ngân hàng NN Việt Nam.

 

* Các tài khoản sử dụng

TK 111: (Tiền mặt) Phản ánh các loại tiền mặt của doanh nghiệp (có 3 tiểu khoản)

TK 112: (Tiền gửi ngân hàng) Phản ánh các loại tiền gửi tại các ngân hàng và các tổ chức thuê tài chính.

TK 113: (Tiền đang chuyển) theo dõi các khoản tiền của Doanh nghiệp trong thời gian làm thủ tục.

Cấu trúc chung:

Bên nợ: Phản ánh các nghiệp vụ làm tăng tiền mặt

Bên có: Phản ánh các nghiệp vụ làm giảm tiền mặt

Dư nợ: Phản ánh số tiền hiện có (đầu kỳ hoặc cuối kỳ)

 

2. Cách hạch toán:

 

Kế toán nghiệp vụ tăng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng

Nợ 111, 112:

Có 511, 512: Doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ

Có 333 (3331) Thuế GTGT

Có 515: Doanh thu hoạt động tài chính

Có 711: Thu nhập hoạt động khác

(Có 112: rút tiền gửi nhập quỹ tiền mặt)

Có 131, 136, 141, 144, 338, 128, 228, …

 

Ví dụ: – Bán hàng hoá thu tiền ngay:

Nợ 111: 10.000.000

Có 511: 10.000.000

 

Kế toán nghiệp vụ giảm tiền mặt

 

Nợ (TK liên quan): 151, 152, 153, 334, 211, 212, 133, 627, 641, 331

Có 111, 112

Ví dụ: Dùng tiền mặt trả nợ tiền hàng cho khách:

Nợ 331: 5.000.000

Có 111: 5.000.000

 

Kế toán tiền mặt và TGNH có sự khác nhau

– B toán phản ánh lợi tức gửi được hưởng:

N 111, 112: Số tiền lợi tức tiền gửi

C 515: Ghi tăng doanh thu hoạt động tài chính

 

– B toán Phản ánh chênh lệch so với số liệu của ngân hàng đến cuối tháng chưa XĐ được nguyên nhân:

 

+ Nếu số liệu ngân hàng lớn hơn số liệu kế toán:

Nợ 112: phần chênh lệch chờ xử lý

Có 338: Phải trả khác

Sau khi xác định được nguyên nhân, tuỳ từng trường hợp ghi:

Nợ 338: Số chênh lệch được xử lý

Có 112:

Có TK liên quan: 511, 512, 711, 331…

 

+ Nếu số liệu NHàng nhỏ hơn số liệu kế toán:

Nợ 138: Các khoản phải thu khác

Có 112: Phần chênh lệch chờ xử lý

Khi xác định được nguyên nhân, ghi:

Nợ 112:

Nợ TK liên quan: 511, 512, 711, 331

Có 138: Phần chênh lệch đã được xử lý

 

* Kế toán tiền đang chuyển: 113

Khi thu tiền bán hàng bằng tiền mặt hoặc séc không nhập quỹ mà nộp thẳng NH chưa nhận được giấy báo của NH, ghi:

Nợ 113:

Có 511

Có 333

Thu nợ, ứng trước của người mua nhập NH chưa nhận được giấy báo:

Nợ 113

Có 131: Phải thu khách hàng

Nợ 113

Có 111: Xuất tiền măt gửi ngân hàng

Có 112: Xuất tiền gửi cho đối tượng khác

Khi nhận được giấy báo:

Nợ 111, 112,331, 315, 131

Có 113

 

3. Kế toán đầu tư chứng khoán, tài chính:

SD các TK: 121, 128, 129 (Dự phòng tài chính)

Bên nợ: Phản ánh PS tăng TK

Bên có: Phản ánh PS giảm

Dư nợ: Phản ánh giá trị hiện có

Nợ: 121, 128, 129

Có: 111, 112

 

Khi chuyển nhượng thanh lý:

Nợ 111, 112, 138, 635

Có 121, 128, 129

 

Khi đi góp vốn liên doanh bằng TSCĐ ghi 2 bút toán:

BT1, Xoá sổ TSCĐ đó

Nợ 214: gia trị hao mòn

Nợ 811: Giá trị còn lại

Có 211: Nguyên giá

 

BT2, Phản ánh giá trị vốn góp liên doanh:

Nợ 128: gia theo thoả thuận

Có 711: giá thoả thuận

Có 333: Thuế GTGT (Nếu có)

 

Khi góp vốn bằng Vtư hàng hoá, ghi 2 bút toán:

BT1, Phản ánh giá gốc của Vtư hàng hoá

Nợ 632: giá thực tế

Có 152, 153, 154…

 

BT2, Phản ánh giá trị góp vốn

Nợ 128

Có 511, 333

 

Nếu góp bằng quyền SD đất, Ktoán ghi tăng vốn góp và tăng nguồn vốn KD

Nợ 128

Có 411

Số thu nhập từ hoạt động KD:

Nợ 111, 112, 152

Nợ 128, 138

Có 515: Tổng thu nhập từ hoạt động liên doanh.

Nếu PS lỗ:

Nợ 635: ghi tăng chi phí knh doanh

Có 128, 111, 338

 

Tài khoản dự phòng tài chính: 129

Khi đầu tư chứng khoán ngắn hạn, cần sử dụng đến khoản dự phòng tài chính> Khoản này thường hay được trích trước vào quỹ dự phòng.

Cuối niên độ kế toán, so sánh số dự phòng để trích tiếp hay hoàn nhập:

Nếu dự phòng còn lại lớn hơn số dự phòng cần lập cho niên độ mới, Ktoán hoàn nhập số chênh lệch lớn hơn bằng cách ghi giảm chi phí tài chính:

Nợ 129: hoàn nhập Dự phòng tài chính

Có 635: giảm chi phí hoạt động tài chính

Ngược lại, tiến hành trích lập số chênh lệch lớn hơn vào chi phí hoạt động tài chính: Nợ 635:Ghi tăng chi phí hoạt động tài chính

Có 129: Trích lập dự phòng giảm gía đầu tư chứng khoán

 

4. Kế toán các khoản phải thu:

Nguyên tắc:

Kiểm tra theo dõi thường xuyên, chi tiết cả về giá trị và hiện vật

Tuyệt đối không được bù trừ số dư bên nợ và số dư bên có với nhau

 

Kế toán thanh toán với người mua:

TK 131: Phải thu khách hang thuộc nhóm tài khoản Lưỡng tính (Có 2 số dư)

Bên nợ: Phản ánh nghiệp vụ PS làm tăng nợ phải thu.

Bên có: Nghiệp vụ PS làm giảm khoản nợ phải thu

Dư nợ: P/ ánh số tiền còn phải thu.

Dư có: P/ ánh số tiền người mua đặt trứơc hoặc trả thừa

* Định khoản ghi tăng:

Nợ 131

Có 511, 333,515,711,121,221

 

* Khi phát sinh chiết khấu hoặc giảm giá hàng bán:

Nợ 521: Chiết khấu TM

Nợ 532: Giảm giá hàng bán

Nợ 515: số giảm giá hàng bán, CKhấu TM thuộc hoạt động tài chính

Nợ 711: Số giảm thuộc hoạt động khác

Nợ 333: thuế trả lại cho khách

Có 131

 

* Trường hợp chấp thuận chiết khấu thanh toán cho khách hàng và trừ vào nợ phải thu:

Nợ 635: Số CK thanh toán KH được hưởng

Có 131: Giảm số tiền phải thu của khách

 

* Trường hợp phát sinh hàng trả lại do các nguyên nhân khác:

Nợ 531: DT bán hàng trả lại thuộc hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ

Nợ 515: DT bán hàng … thuộc HĐ tài chính

Nợ 711: Thu nhập của hàng bán trả lại thuộc hoạt động khác

Nợ 333: Thuế

Có 131: Giảm số tiền phải thu của khách

 

* Khi khách hàng thanh toán trong kỳ: Nợ 111, 112, 113:Tăng quỹ tiền mặt

Có 131:Giảm phải thu của KH

 

* Số tiền thanh toán bù trừ với những khách hàng vừa là nhà cung cấp, định khoản như sau:

Nợ 331: Giảm số phải trả người bán (ghi giảm TK 331)

Có 131: Ghi giảm số phải thu của KH

 

* Nếu thanh toán bằng vật tư hàng hoá: Nợ 152, 153…

Có 131:

 

* Khi người mua đặt tiền trước: Nợ 111, 112, Có 131

 

* Trường hợp nợ khó đòi:

Nợ 139: Số xoá sổ trừ vào quỹ dự phòng đã lập

Nợ 642: ———————Chi phí quản lý doanh nghiệp

Có 131: Giảm số tiền phải thu của khách

Đồng thời ghi nợ 004: (TK ngoại bảng) nợ khó đòi

 

Kế toán các khoản thu hộ: 136

Bên nợ: Phản ánh các khoản vốn đã cấp cho đơn vị phụ thuộc, các khoản cấp trên phải thu hoặc sẽ được cấp trên cấp, các khoản chi trả hộ lẫn nhau

Bên có: các khoản đã thu, đã nhận, thanh toán bù trừ

Dư nợ: Số còn phải thu ở các đơn vị nội bộ

Định khoản:

Nợ 136, 211, 214, 412

Có 111, 112, 461, 151, 152, 411

 

Bài tập:

Một doanh nghiệp được NN cấp ngân sách: tiền mặt 400 triệu, TSCĐ HH 1 tỉ. Trong kỳ có các nghiệp vụ phát sinh như sau:

1. Doanh nghiệp xuất kho bán hàng, trị giá cả thuế là 220.000.000 bao gồm thuế GTGT 10%) Khách hàng Y chưa trả tiền.

2. DN nhận vốn góp liên doanh bằng tiền mặt của công ty X là 160 triệu

3. Mở tài khoản ngân hàng công thương và gửi NH số tiền 300 triệu

4. Công ty Y Trả tiền hàng 120 triệu bằng tiền mặt.

5. Khách hàng ứng trước tiền hàng cho DN: 5.000.000 bằng tiền mặt

Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ phát sinh trên, Vẽ Sơ đồ TK chữ T

 

Bài giải:

Dư nợ TK 111: 400.000.000

Dư nợ TK 211: 1.000.000.000

 

NV1. Xuất kho hàng đi bán chưa nhận được tiền, Tiền phải thu của KH tăng

Dthu bán hàng chưa thuế = Dthu cả thuế / (100+ %VAT) * 100

Thay số: Dthu chưa thuế = 220.000.000 / (100+ 10) * 100 = 200.000.000

Thuế GTGT: 200.000.000 * 10% = 20.000.000

Nợ 131- Phải thu KH: 220.000.000

Có 511- DT bán hàng: 200.000.000

Có 333 (3331) – ThuếGTGT: 20.000.000

 

NV2. DN nhận vốn góp Ldoanh, ghi tăng nguồn vốn KD

Nợ 111: Ghi tăng quỹ tiền mặt: 160.000.000

Có 411: Tăng nguồn vốn Kinh doanh 160.000.000

 

NV3. Gửi tiền vào tài khoản NH: tăng TGNH, giảm quỹ tiền mặt

Nợ 112 (1121) tăng TGNH: 300.000.000

Có 111- Giảm tiền mặt tại quỹ: 300.000.000

 

NV4. Công ty Y trả tiền hàng đang nợ, TK 131 (phải thu KH) giảm:

Nợ 111: 120.000.000

Có 131: 120.000.000

 

NV5. KH ứng trước tiền hàng cho DN, TK 131 (Phải thu của KH) coi như giảm đi, còn quỹ TM tăng lên

Nợ 111- Tmặt: 5.000.000

Có 131: 5.000.000

 

Công ty đào tạo tin học kế toán Tri Thức Việt chuyên dạy học kế toán doanh nghiệp thực hành trên 100% chứng từ thực tế và phần mềm kế toán – Dạy hạch toán thực tế , Dạy thực hành kê khai thuế , lên sổ sách , lập báo cáo tài chính , báo cáo quyết toán thuế cuối năm

 

http://ketoantrithucviet.com/

Comments

comments