Kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng – Các rủi ro thường gặp

    Lượt xem: 1463

Kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng – Các rủi ro thường gặp

Trong công tác kế toán gặp phải rủi ro là điều không thể tránh khỏi, vì vậy nếu bạn tiên đoán được những rủi ro có thể gặp phải sẽ giúp bạn hạn chế tối đa các lỗi cũng như giúp cho công việc suôn sẻ hơn. CLink xin liệt kê cho các bạn một số rủi ro thường gặp trong kế toán. Cụ thể là một số rủi ro thường gặp trong kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng.

 1. Kế toán tiền mặt

–   Chưa có biên bản tiền mặt tồn quỹ, biên bản kiểm kê thiếu chữ ký của thủ quỹ và Kế toán trưởng, không thành lập hội đồng kiểm kê, không có chữ ký của Giám đốc và thành viên Hội đồng kiểm kê quỹ trên biên bản

–   Biên bản kiểm kê có số tiền dư đến đơn vị đồng.

– Số tiền trên phiếu thu, chi khác trên sổ sách kế toán.

–  Quy trình phê duyệt phiếu thu, chi không chặt chẽ, không thực hiện đúng theo quy trình, phiếu thu chi không đủ số liên theo quy định.

–   Hạch toán thu chi tiền mặt không đúng kỳ.

–  Có nghiệp vụ thu chi tiền mặt với số tiền lớn, vượt quá định mức trong quy chế tài chính. Phát sinh nhiều nghiệp vụ thu chi tiền trước và sau ngày khóa sổ.

–   Có nhiều quỹ tiền mặt.

–   Số dư quỹ tiền mặt âm do hạch toán phiếu chi trước phiếu thu.

–   Chênh lệch tiền mặt tồn quỹ thực tế và biên bản kiểm kê quỹ.

–  Phiếu thu, phiếu chi chưa lập đúng quy định (thiếu dấu, chữ ký của Giám đốc, Kế toán trưởng, thủ quỹ,…), không có hoặc không phù hợp với chứng từ hợp lý hợp lệ kèm theo, chưa đánh số thứ tự, phiếu viết sai không không lưu lại đầy đủ, nội dung chi không đúng hoạt động kinh doanh

–  Phiếu chi trả nợ người bán hàng mà người nhận là cán bộ công nhân viên trong Công ty nhưng không có phiếu thu hoặc giấy nhận tiền của người bán hàng kèm theo để chứng minh số tiền này đã được trả tới người bán hàng.

–   Chi quá định mức tiền mặt theo quy chế tài chính của Công ty nhưng không có quyết định hoặc phê duyệt của thủ trưởng đơn vị.

–  Vi phạm nguyên tắc bất kiêm nhiệm: Kế toán tiền mặt đồng thời là thủ quỹ, chứng từ kế toán xếp chung với chứng từ quỹ, sổ quỹ và sổ kế toán không tách biệt…

–   Ghi chép, phân loại, phản ánh chưa hợp lý (không hạch toán tiền đang chuyển …)

–   Ghi lệch nhật ký chi tiền, số cái, sổ quỹ, không khớp nội dung, số tiền.

–   Có hiện tượng chi khống hoặc hạch toán thiếu nghiệp vụ thu chi phát sinh.

–   Cùng một hóa đơn nhưng thanh toán hai lần, thanh toán tiền lớn hơn số ghi trên hợp đồng, hóa đơn.

–   Không có báo cáo quỹ tiền mặt định kỳ, thủ quỹ và kế toán không thường xuyên đối chiếu.

–   Hạch toán thu chi ngoại tệ theo các phương pháp không nhất quán, không theo dõi nguyên tệ.

–   Cuối kì không đánh giá lại ngoại tệ hoặc đánh giá không theo tỷ giá ngoại tệ liên ngân hàng vào thời điểm cuối năm.

2. Kế toán tiền gửi ngân hàng

–   Hạch toán theo giấy báo Nợ, báo Có ngân hàng chưa kịp thời.

–   Chưa mở sổ theo dõi chi tiết theo từng Ngân hàng.

–   Chưa đối chiếu số dư cuối kỳ với ngân hàng.

–   Có hiện tượng tài khoản ngân hàng bị phong tỏa.

–   Mở nhiều tài khoản ở nhiều Ngân hàng nên khó kiểm tra, kiểm soát số dư.

–   Chênh lệch sổ sách kế toán với biên bản đối chiếu với ngân hàng, với các bảng cân đối số phát sinh.

–   Phản ánh không hợp lí các khoản rút quá số dư, gửi tiền, tiền lãi vay…

–   Người kí séc không phải là những thành viên được ủy quyền, phát sinh quá nhiều nghiệp vụ chuyển tiền tại ngày khóa sổ để lợi dụng sự chậm trễ gửi giấy báo của ngân hàng.

–   Chuyển tiền sai đối tượng hay người nhận không có quan hệ kinh tế đối với đơn vị.

–   Tên người nhận trên ủy nhiệm chi và tên đối tượng công nợ của các đơn vị không trùng nhau.

–   Không theo dõi nguyên tệ đối với các khoản tiền gửi bằng ngoại tệ.

–   Chưa đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối năm hoặc áp dụng sai tỷ giá đánh giá lại

–  Chưa hạch toán đầy đủ lãi tiền gửi ngân hàng hoặc hạch toán lãi tiền gửi NH không khớp với sổ phụ NH…

Comments

comments