Kinh nghiệm phỏng vấn xin việc kế toán dành cho sinh viên
Các bạn đã bao giờ đi thi tuyển cho một công việc nào đó chưa nhất là đi xin việc kế toán? Chắc rằng rất đông các bạn sẽ trả lời là “đã từng”. Bởi vì các bạn từng là những sinh viên rất năng động và hiện nay có quá nhiều công việc part-time dành cho những người còn đang đi học.
Tuy nhiên, đó chỉ là công việc làm thêm và đối với các bạn thì nó chưa quan trọng bằng việc là một sinh viên trên giảng đường đại học. Nhưng nếu bạn đã ra trường thì điều này hoàn toàn khác.
Áp lực phải có một công việc khiến các bạn cảm thấy có đôi chút gánh nặng. Vừa muốn kiếm tiền để nuôi sống bản thân, giảm gánh nặng cho bố mẹ, vừa muốn khẳng định mình, các bạn sẽ tìm việc bằng tất cả những nguồn thông tin nào mình có. Trừ một số ít bạn đã được gia đình chuẩn bị sẵn một công việc hoàn hảo còn lại đa số những sinh viên mới ra trường đều phải lang thang đi tìm việc với một chồng hồ sơ xin việc được rải khắp nơi. Có những bạn thì thành công ngay từ công ty đầu tiên nhưng có bạn đi tới mười công ty cũng vẫn bị từ chối? Năng lực là một phần quan trọng trong việc thành bại của các bạn. Tuy nhiên, một phần không nhỏ đó là “kinh nghiệm xin việc”.
Vậy “Kinh nghiệm xin việc” là gì? Đó chính là những kỹ năng để các bạn có thể gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Mỗi nhà tuyển dụng sẽ có những đặc thù riêng nhưng họ cũng có những đặc tính tâm lý chung. Ở đây, tôi xin kể cho các bạn một câu chuyện về một buổi phỏng vấn tuyển kế toán viên mà tôi có dịp được tham gia.
Thông thường, vị trí kế toán sẽ phải có ít nhất 2 vòng tuyển (trừ vòng tuyển hồ sơ). Sau khi loại bỏ những hồ sơ không theo tiêu chí đề ra của công ty (ví dụ: bằng tốt nghiệp trung cấp, yêu cầu mức lương quá lớn…) thì công ty sẽ gọi điện mời các ứng viên tới tham gia vòng tuyển đầu tiên. Đó là vòng tuyển nghiệp vụ. Kế toán trưởng sẽ đưa ra một vài nghiệp vụ mà công ty thường xuyên phát sinh sau đó yêu cầu các ứng viên định khoản hoặc giải quyết tình huống. Vòng này không phải quá khó, mục đích chính là kiểm tra khả năng nghiệp vụ của các ứng viên. Ở vòng này, không phải nhất thiết có kinh nghiệm mới có thể thực hiện được, chỉ cần các bạn nắm chắc kiến thức đã được học. Mỗi một công ty có một cách làm khác nhau nên đôi khi các bạn có kinh nghiệm cũng chưa chắc có hướng giải quyết theo đúng cách mà công ty đó vẫn thường làm. Sau khi xem xét, công ty chọn ra 5 ứng viên có bài làm tốt nhất để vào vòng phỏng vấn.
Người đầu tiên tôi gặp là một cô bé khá xinh xắn, bước vào chào và cười. Chúng tôi cũng cảm thấy dễ chịu. Câu đầu tiên bao giờ cũng mời ứng viên giới thiệu về mình. Cô bé nói là mình cũng mới tốt nghiệp, đã đi làm cho một công ty và hiện nay vừa đỗ cao học về kế toán. Chúng tôi hỏi: “ Em đã làm cho công ty kia được bao nhiêu lâu? Tại sao lại nghỉ việc và hiện nay em đi học thì làm việc thế nào”. Cô bé đó trả lời: “Em làm được 2 tháng” (cười), hiện nay em đi học vào buổi tối nên ban ngày có thể đi làm được. Tiếp theo, chúng tôi đưa ra một sổ kế toán tiền mặt, hỏi em có thấy gì bất hợp lý không? Em nhìn và cười. Từ khi gặp em tới giờ, chúng tôi chỉ thấy em cười và cười. Sau một hồi cười em bảo cũng không thấy gì bất hợp lý. Sau đó, chúng tôi hỏi tiếp về nghiệp vụ lại thấy em cười. Thế là chúng tôi cũng đành cười và cảm ơn, mời em ra về.
Người thứ hai thì ngược lại với cô bé đầu tiên, bước vào phòng không một lời chào hỏi, không cười, không căng thẳng. Một vẻ gì đó hơi bất cần. Chúng tôi mời em ngồi xuống. Em ngồi theo cái cách (có lẽ) không phải là của một người con gái. Em nói em có 5 năm kinh nghiệm trong nghề kế toán. Chúng tôi hỏi câu gì, em trả lời câu đó, ngắn gọn tới mức cụt lủn. Đôi lúc trong câu nói không có chủ ngữ. Được một vài phút, không biết cảm giác của em thế nào nên bắt đầu gác chân lên chân kia. Chúng tôi không hiểu một người như vậy có thể thích hợp với công việc kế toán cần người vừa kiên trì, nhẫn nại, vừa phải trung thực, tận tụy không. Không ai bảo ai, chúng tôi đều nói không còn câu hỏi gì nữa dành cho em và nhanh chóng mời em ra về.
Người thứ ba là một cô gái khá bình thường, không một chút ấn tượng. Cô ấy cũng đã có kinh nghiệm làm việc nhiều năm nhưng trong một lĩnh vực hoàn toàn khác với lĩnh vực mà chúng tôi hoạt động. Khi hỏi tới những tình huống cần phải giải quyết ở công ty, cô ấy gần như cảm thấy khá xa lạ. Điều này cho chúng tôi cảm giác không khác gì một người mới ra trường. Những kinh nghiệm mà cô ấy có chẳng giúp ích gì cho cô ấy ít nhất tại thời điểm này.
Người thứ tư là người mang lại cho chúng tôi cảm giác phù hợp nhất trong những người đã từng gặp. Cô ấy đã có kinh nghiệm 4 năm trong cùng lĩnh vực chúng tôi hoạt động. Cô ấy đã làm kế toán viên cho một công ty khá nổi tiếng. Hầu hết những câu hỏi của chúng tôi cô ấy đều trả lời rõ ràng và hợp lý. Cô ấy tự tin và hết sức thoải mái. Tuy nhiên, câu hỏi của chúng tôi là :”tại sao em lại chuyển công ty” thì cô ấy trả lời “vì em muốn có một mức lương cao hơn” Cô ấy cần một mức lương là 5 triệu đồng trong khi chúng tôi chỉ dự định trả lương cho kế toán viên là 2 triệu đồng. Điều này khiến cho chúng tôi phải suy nghĩ khá nhiều.
Người cuối cùng chúng tôi gặp là một người khá điềm đạm. Kinh nghiệm làm việc không nhiều. Cô ấy là người có số điểm thấp nhất trong vòng thi nghiệp vụ. Chúng tôi có hỏi ngay cô ấy “Em có biết là em có số điểm thấp nhất không”. Cô ấy trả lời “Em cũng không biết điều đó”. Chúng tôi lại hỏi “Em có biết em bị mất điểm phần nào không?” Cô ấy nói: “Em nghĩ đó là phần về tài sản cố định. Thật ra phần này em không chắc lắm, thêm vào đó, thường kế toán trưởng làm phần này nên thật lòng là một kế toán viên, em cũng không vững lắm”. Câu trả lời không ngập ngừng khiến chúng tôi khá ấn tượng vì em biết rất rõ về mình và cũng biết rất rõ về yêu cầu của đề thi. Bản thân trong công ty tôi thì phần về tài sản cố định đúng là công việc dành cho kế toán trưởng. Càng nói chuyện, em càng tỏ ra một người có tính cách phù hợp với nghề kế toán như cẩn thận, kiên trì, rõ ràng và trung thực. Khi hỏi đến mức lương, em nói đề nghị mức lương 2,5 triệu. Chúng tôi có hỏi em nếu chúng tôi mời em vào làm cho công ty với mức lương thấp hơn thì em có chấp nhận không? Em trả lời là “không, vì đây là mức lương mới đủ cho cuộc sống của em và cũng là mức lương chung trên thị trường lao động”.
Sau buổi phỏng vấn. Chúng tôi có họp và quyết định lựa chọn. Hầu hết mọi người đều lựa chọn người cuối cùng. Vậy các bạn thấy đấy, không hoàn toàn phải có kinh nghiệm nhiều, không hoàn toàn tự tin nhiều hay không hoàn toàn có bằng cấp cao là có thể được lựa chọn. Việc lựa chọn ứng viên còn bởi rất nhiều yếu tố, đó là:
– Kiến thức thực sự của bạn đến đâu, có đáp ứng được công việc hay không (điều này không phụ thuộc vào việc bạn mới ra trường hay đã đi làm lâu)
– Sự tự tin của bạn có phù hợp hay không (nếu không sẽ trở thành rất phản cảm)
– Bằng cấp của bạn chỉ cần đủ để đáp ứng yêu cầu của công việc
– Thái độ của bạn đối với công việc thế nào (thường người tuyển dụng rất mong gặp những ứng viên có thái độ tích cực, yêu thích công việc và mong muốn được làm việc)
– Tính cách của bạn có phù hợp với công việc hay không
– Bạn có hiểu biết rõ về mình hay không (Nhiều công ty họ còn cho bạn tự nói về điểm mạnh, điểm yếu của mình, nếu bạn còn chẳng biết mình là ai hay chẳng biết mình thế nào thì chắc chắn bạn chẳng làm được cái gì nên hồn cả).
Tôi hy vọng với câu chuyện nhỏ này, các bạn có thể có một chút “kinh nghiệm xin việc” và dễ dàng thành công trong công cuộc tìm kiếm công việc lý tưởng của mình
Trên đây là những tình huống rất bổ ích mà kế toán tri thức việt đã đưa ra. Rất mong là bài viết sẽ giúp ích được cho tất cả những bạn đang thiếu tự tin khi đi phỏng vấn xin việc kế toán.
Còn nếu các ban cảm thấy chưa tự tin với khả năng – kinh nghiệm làm và xin việc kế toán của mình hãy tìm hiểu thêm các khóa học kế toán thực hành thực tế chuyên sâu tại Công ty đào tạo tin học – kế toán Tri Thức Việt
Hãy đến với TRI THỨC VIỆT để trao dồi những kinh nghiệm nhé.
Tham gia khóa học bạn sẽ có cơ hội:
1. Được làm thực hành trên chứng từ, hóa đơn và sổ sách của doanh nghiệp.
2. Được cài đặt + tặng phần mềm kế toán Misa có bản quyền để hỗ trợ học tập
3. Được hướng dẫn và học thực tế trên Laptop (Mỗi học viên sẽ được hướng dẫn sửa bài thực hành riêng, cầm tay chỉ việc )
4. Học xong khóa học, học viên có kết quả bằng 2 năm kinh nghiệm.
5. Có thể làm được công việc của một kế toán tổng hợp,
+ Có thể kê khai thuế GTGT, thu nhập cá nhân, TNDN,
+ Làm sổ sách kế toán
+ Tính được giá thành sản xuất, xây dựng
+ Lập được báo cáo tài chính: bảng cân đối số phát sinh, bảng cân đôi kế toán, bảng lưu chuyển tiền tệ, …
+ Quyết toán thuế cuối năm: Quyết toán thuế TNDN, thuế thu nhập cá nhân
6. Được hỗ trợ tư vấn nghiệp vụ cả sau khi đã kết thúc khóa học
7. Được cập nhật kiến thực kế toán, cập nhật chính sách thuế mới nhất định kỳ sau khi kết thúc khóa học
Địa chỉ đào tạo kế toán thực tế uy tín tại Hà Nội
TIN HỌC – KẾ TOÁN TRI THỨC VIỆT
Cơ sở 1: Số 3E3, TT Đại Học Thương Mại, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội
( Gần nhà sách Trí Tuệ)
Cơ sở 2: Đối diện cổng chính Khu A, ĐH Công Nghiệp, Nhổn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Cơ sở 3: P1404B CC An Sinh, Mỹ Đình 1, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Tư vấn: 04.6652.2789 hoặc 0976.73.8989
Comments
comments