Kỹ thuật gõ văn bản bằng 10 ngón
- Lượt xem: 963
- Tweet
Kỹ thuật gõ văn bản bằng 10 ngón
Trong thời đại công nghệ thông tin bùng nổ như hiện nay, việc sử dụng thành thạo máy tính là lợi thế lớn của mỗi người. Một trong những thao tác đó là kỹ năng đánh được văn bản bằng cả 10 ngón một cách nhanh chóng và chính xác.
Gõ văn bản nhanh là một trong những điều kiện cần thiết trong công việc của bạn. Nếu cấp trên của bạn yêu cầu phải đánh máy một văn bản có độ dài đến vài trăm trang mà bạn chỉ gõ “mổ cò” thì công việc không thể đẩy nhanh tiến độ được. Để công việc tiến triển tốt hơn, nhất thiết bạn phải đạt đủ các yêu cầu kĩ thuật dưới đây mới có thể đánh máy 10 ngón nhanh được.
Kỹ thuật gõ văn bản 10 ngón
1. Ghi nhớ vị trí các phím kí tự trên bàn phím.
2. Thuộc các phím ứng với từng ngón cụ thể của hai bàn tay
* Với bàn tay trái:
– Ngón trỏ: Luôn đặt cố định ở phím F. Ngoài ra, ngón trỏ này còn phải di chuyển tới vùng phím xung quanh là R, T, G, V, B và phím số 4, 5.
– Ngón giữa: Luôn đặt ở phím D, thuận tiện để di chuyển lên phím E và phím số 3, xuống phím C.
– Ngón áp út: Vị trí cố định là phím S. Giống như 2 ngón là ngón trỏ và ngón giữa, ngõn áp út cũng chịu trách nhiệm sử dụng phím W, X và phím số 2.
– Ngón út: Phím cố định là A, phụ trách thêm Q, Z, số 1 và các phím chức năng khác bên trái bàn phím như: Shift, Ctrl, Alt, Tab,…
– Ngón cái: Để cố định tại phím Space (phím dài nhất bàn phím).
* Với bàn tay phải:
– Ngón trỏ: Luôn đặt cố định ở phím J, và di chuyển tới vùng phím xung quanh là U, Y, H, N, M và phím số 6, 7.
– Ngón giữa: Luôn đặt ở phím K, ngoài ra nó còn phải di chuyển lên phím I và phím số 8 và phím “<” cũng là phím dấu “,”.
– Ngón áp út: Vị trí cố định là phím L, ngoài ra nó còn chịu trách nhiệm sử dụng phím O, >(đồng thời cũng là phím dấu ”.”) và phím số 9.
– Ngón út: Phím cố định là “;”, phụ trách thêm P, ?, số 0 và các phím chức năng khác bên phải bàn phím như: Shift, Ctrl, Enter, Backspace…
– Ngón cái: Để cố định tại phím Space.
3. Chú ý tư thế ngồi
Tư thế ngồi phải thoải mái, lưng thẳng, mặt đối chính diện vào màn hình máy tính, tránh trường hợp ngồi lệch sẽ dẫn đến đau lưng, mỏi cổ và các bệnh về mắt. Hai bàn tay để úp ở tư thế thả lỏng và luôn đặt đúng vị trí cố định khởi đầu trên bàn phím.
4. Thường xuyên luyện tập từ những bài tập đơn giản
Lưu ý cuối cùng góp phần hoàn thành thuật này chính là hai phím F (phím cố định của ngón trỏ trái) và J (phím cố định của ngón trỏ phải) luôn có một cái gờ nổi. (đặc điểm phân biệt rõ rệt trên bàn phím so với các phím khác). Nhờ có sự khác biệt này, chúng ta có thể định hình lại vị trí các ngón trong lúc đánh máy, nhờ vậy tốc độ gõ 10 ngón sẽ được cải thiện rất nhiều.
Ngoài ra, do hai ngón út ít di chuyển hơn so với các ngón khác, đặc biệt là ngón trỏ nên cũng có thể cố định vị trí 2 ngón út (phím A – út trái và phím ; – út phải) để có thể xác định chính xác vị trí của các ngón còn lại.
Kết luận: Thực hiện đủ 4 kĩ thuật trên, hy vọng sẽ giúp những ai mới làm quen với máy tính, thành thạo hơn trong việc gõ bàn phím 10 ngón. Để tốc độ gõ bàn phím được đẩy nhanh hơn, bạn có thể tải thêm các phần mềm tập gõ 10 ngón có sẵn tại http://www.ketoantrithucviet.edu.vn/typingmaster-pro-7-1-0-808/