Làm thế nào khi báo cáo kết quả kinh doanh và bảng cân đối kế toán lệch nhau?
Nếu cuối kỳ kiểm tra phát hiện thấy sự chênh lệch rõ ràng giữa báo cáo kết quả kinh doanh và bảng cân đối kế toán bạn sẽ xử lý thế nào?
Bảng cân đối kế toán: con được gọi là bảng tổng kết tài sản, bởi vì thực chất nó là bảng cân đối giữa tài sản và nguồn vốn của một đơn vị vào một thời điểm cụ thể, hay nói cách khác, nó thể hiện sự cân đối giữa huy động vốn và sử dụng vốn trong đơn vị. Nó cho chúng ta biết về hiện trạng nguồn lực kinh tế của đơn vị vào một thời điểm cũng như cơ cấu tài trợ vốn của đơn vị.
Báo cáo kết quả kinh doanh: hay còn gọi là báo cáo lãi lỗ, chỉ ra sự cân bằng giữa thu nhập (doanh thu) và chi phí trong từng kỳ kế toán. Bảng báo cáo này phản ánh tổng hợp tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh theo từng loại trong một thời kỳ kế toán và tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước. Báo cáo còn được sử dụng như một bảng hướng dẫn để xem xét doanh nghiệp sẽ hoạt động thế nào trong tương lai.
Do BCĐKT và BCKQKD là một bộ phận của hệ thống báo cáo tài chính nên mục đích, ý nghĩa và yêu cầu của hai báo cáo này phải nằm trong khuôn khổ mục đích, ý nghĩa và yêu cầu của báo cáo tài chính nói chung.
Vậy bạn sẽ làm thế nào nếu có sự chênh lệch trên Báo cáo KQHĐKD và Bảng CĐKT? Đây là những điều mà bài viết hôm nay ad xin chia sẻ với các bạn.
Kế toán thường mắc phải các lỗi sau:
- Chỉ tiêu doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trên BC KQKD không bằng Phát sinh TK 511 trên BCĐTK
Chỉ tiêu Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Căn cứ vào lũy kế số phát sinh Có các TK 511, 512, đối ứng phát sinh nợ TK111, 112, 113, 131… của các tháng trong kỳ báo cáo tổng hợp để ghi.
Nguyên nhân:
Trong kỳ có phát sinh Nợ Tk 511, 512 là các khoản giảm doanh thu như Chiết khấu thương mại… nhưng đơn vị không hạch toán vào TK chiết khấu.
Ví dụ: Hóa đơn bán hàng phát sinh Doanh thu Có Tk 511 là 2 triệu đồng, trong kỳ phát sinh khoản giảm Doanh thu Nợ TK 511 là 1 triệu đồng, khi đó trên Bảng cân đối TK Phát sinh Nợ, Có TK 511 là 2 triệu đồng, Chỉ tiêu Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trên BCKQKD là 1 triệu đồng.
ð Kiểm tra lại các khoản doanh thu phát sinh trong kỳ.
- Trong kỳ số tiền phát sinh khoản giảm trừ doanh thu (hàng bán trả lại, chiết khấu thương mại…) lớn hơn số doanh thu phát sinh trong kỳ làm chho trên chứng từ kết chuyển lãi, lỗ có bút toán Nợ TK 911/Có TK 511
Ví dụ: Hóa đơn bán hàng phát sinh doanh thu Có TK 511 là 1 triệu, phát sinh Hàng bán trả lại của tháng trước Nợ TK 531: 2 triệu, khi kết chuyển lãi lỗ hạch toán Nợ TK 511/ Có TK 531: 2 triệu, Nợ TK 911/Có TK 511: 1 triệu. Khi đó trên BCĐTK Phát sinh Nợ, Có TK 511 là 2 triệu, Báo Cáo KQKD chỉ tiêu Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là 1 triệu, Giảm trừ doanh thu là 2 triệu.
ð Kiểm tra chứng từ kết chuyển của tháng nào, để xem lại tiền chiết khấu, hàng bán trả lại của tháng đó (hạch toán Nợ 531, 521)
- Chỉ tiêu Giá vốn hàng bán trên BC KQKD không bằng Phát sinh Nợ 632 trên Bảng Cân đối TK
Chỉ tiêu Giá vốn hàng bán: Căn cứ vào lũy kế số phát sinh Có TK 632 đối với phát sinh Nợ TK 911 của các tháng trong kỳ.
Trong kỳ có phát sinh Có TK 632 (trừ bút toán Nợ TK 911/Có TK 632) như hàng bán trả lại, điều chỉnh giảm giá vốn…
ð Kiểm tra xem có chứng từ phát sinh Có TK 632 mà Tk Nợ khác TK 911
- Chỉ tiêu Các khoản giám trừ doanh thu không bằng tổng phát sinh các khoản giảm trừ doanh thu trên Bảng Cân Đối Kế toán.
Các khoản giảm trừ doanh thu: Căn cứ vào tổng lũy kế phát sinh có TK 521, 531, 532 đối ứng phát sinh Nợ TK 511, 512 của các tháng trong kỳ báo cáo và căn cứ vào lũy kế số phát sinh Có TK 3332, 3333, 3331 (kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp), đối ứng phát sinh Nợ Tk 511, 512 của các tháng trong kỳ báo cáo tổng hợp lại để nộp.
Nguyên nhân:
Trong kỳ có phát sinh hàng bán trả lại, khi bán hàng hạch toán Nợ TK 521/Có TK 131, khi trả lại hạch toán Nợ TK 131/Có TK 521.
ð Kiểm tra lại phát sinh lien quan đến TK 521 và kiểm tra có chứng từ hạch toán TK Nợ khác TK 911.
Chỉ tiêu chí phí bán hàng, Chi phí quản lý doanh nghiệp trên BC KQKD không bẳng phát sinh của TK 641, 642 trên BCĐTK.
Chỉ tiêu chi phí bán hàng: Căn cứ vào lũy kế phát sinh Có TK 641 đối ứng phát sinh Nợ TK 911 của các tháng trong kỳ báo cáo.
Chỉ tiêu Chi phí quản lý doanh nghiệp: Căn cứ vào lũy kế phát sinh Có TK 642 đối ứng với phát sinh Nợ TK 911 của các tháng trong kỳ báo cáo.
Nguyên nhân:
Trong kỳ có phát sinh giảm chi phí hạch toán Có TK 641, 642. Khi đó trên BCKQKD chỉ lên số còn lại sau khi đã trừ khoản giảm chi phí.
ð Kiểm tra các phát sinh liên quan đến TK 641 và 642 và kiểm tra có chứng từ hạch toán TK Nợ khác TK 911.
Các bạn kế toán ghi gặp những sai sót hay chênh lệch giữa bảng Cân đối kế toán với BCKQKD thì các bạn chú ý và sửa chữa cho đúng nhé. Hi vọng những chia sẻ của Công ty Phần Mềm kế toán LinkQ sẽ hữu ích cho công việc kế toán của các bạn.
Nguồn: Linkq
Tham gia khóa học bạn sẽ có cơ hội:
1. Được làm thực hành trên chứng từ, hóa đơn và sổ sách của doanh nghiệp.
2. Được cài đặt + tặng phần mềm kế toán Misa có bản quyền để hỗ trợ học tập
3. Được hướng dẫn và học thực tế trên Laptop (Mỗi học viên sẽ được hướng dẫn sửa bài thực hành riêng, cầm tay chỉ việc )
4. Học xong khóa học, học viên có kết quả bằng 2 năm kinh nghiệm.
5. Có thể làm được công việc của một kế toán tổng hợp,
+ Có thể kê khai thuế GTGT, TNCN, TNDN,
+ Làm sổ sách kế toán
+ Tính được giá thành sản xuất, xây dựng
+ Lập được báo cáo tài chính: bảng cân đối số phát sinh, bảng cân đôi kế toán, bảng lưu chuyển tiền tệ, …
+ Quyết toán thuế cuối năm: Quyết toán thuế TNDN, thuế TNCN
6. Được hỗ trợ tư vấn nghiệp vụ cả sau khi đã kết thúc khóa học
7. Được cập nhật kiến thực kế toán, cập nhật chính sách thuế mới nhất định kỳ sau khi kết thúc khóa học
Địa chỉ đào tạo kế toán thực tế uy tín tại Hà Nội
TIN HỌC – KẾ TOÁN TRI THỨC VIỆT
Cơ sở 1: Số 3E3, TT Đại Học Thương Mại, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội
( Gần nhà sách Trí Tuệ)
Cơ sở 2: Đối diện cổng chính Khu A, ĐH Công Nghiệp, Nhổn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tư vấn: 04.6652.2789 hoặc 0976.73.8989
Sơ đồ tới trung tâm đào tạo kế toán:Click vào đây xem chi tiết
Comments
comments