Mức phạt chậm nộp tiền thuế GTGT, TNDN và cách tính tiền phạt

    Lượt xem: 1145

Mức phạt chậm nộp tiền thuế GTGT, TNDN và cách tính tiền phạt

Bắt đầu từ ngày 1/1/2015 việc xử phạt vi phạm nộp chậm tiền thuế sẽ được thực hiện theo quy định tại Thông tư 26/2015/TT-BTC.

 

Theo đó cách xác định tiền chậm nộp tiền thuế được tính như sau:

  1. Đối với các khoản tiền thuế nợ phát sinh từ ngày 01/01/2015 thì tiền chậm nộp được tính theo mức 0.05% số tiền chậm nộp tính trên mỗi ngày chậm nộp.

(Bỏ quy định mức phạt chậm nộp 0.07% đối với việc chậm nộp tiền tư ngày 91 trở đi)

ke toan thuc hanh tri thuc viet

  1. Đối với khoản thuế nợ phát sinh trước ngày 01/01/2015 nhưng sau ngày 01/01/2015 vẫn chưa nộp thì tính như sau: trước ngày 01/01/2015 tính phạt chậm nộp, tiền chậm nộp theo quy định tại Luật quản lý thuế số 78/2206/QH11, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế số 21/2012/QH13, từ ngày 01/01/2015 tính tiền chậm nộp theo quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế số 71/2014/QH13.

Ví dụ: Người nộp thuế B nợ 100 triệu đồng tiền thuế GTGT thuộc tờ khai thuế GTGT tháng 8/2014, thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày 22/9/2014 (do ngày 20/09/2014 và ngày 21/09/2014 là ngày nghỉ)

Ngày 20/01/2015 người nộp thuế nộp số tiền này vào ngân sách nhà nước, số ngày chậm nộp được tính từ ngày 23/9/2014 đến ngày 20/01/2015, số tiền chậm nộp phải là 6,2 triệu đồng. Cụ thể như sau:

–          Trước ngày 01/01/2015 tiền chậm nộp được tính như sau:

+ Từ ngày 23/09/2014 đến ngày 21/12/2014, số ngày chậm nộp là 90 ngày:

100 triệu x 0,05%x 90 ngày = 4,5 triệu đồng.

+ Từ ngày 22/12/2014 đến ngày 31/12/2014, số ngày chậm nộp là 10 ngày:

100 triệu đồng x 0,07% x 10 ngày = 0,7 triệu đồng.

–          Từ ngày 01/01/2015 đến ngày 20/01/2015, số ngày chậm nộp là 20 ngày:

100 triệu x 0,05%x 20 ngày = 1 triệu đồng.

(Cách tính này chỉ áp dụng cho trường hợp NỢ THUẾ – tức là năm 2014 bạn đã kê khai thuế ra số tiền phải nộp nhưng bạn chưa đi nộp)

  1. Trường hợp người nộp thuế khai thiếu tiền thuế của kỳ thuế phát sinh trước ngày 01/01/2015 nhưng sau ngày 01/01/2015, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát hiện qua thanh tra, kiểm tra hoặc người nộp thuế tự phát hiện thì áp dụng tiền chậm nộp theo mức 0,05% ngày tính trên số tiền thuế khai thiếu từ ngay phải nộp theo quy định của pháp luật đến ngày người nộp thuế nộp tiền thế khai thiếu vào ngân sách nhà nước”

Chú ý: Không tính tiền chậm nộp:

  1. Người nộp thuế cung ứng hàng hóa, dịch vụ được thanh toán bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước nhưng chưa được đơn vị sử dụng vốn ngân sách nhà nước thanh toán (sau đây gọi chung là người nộp thuế) nên không nộp thuế kịp thời dẫn đến nợ thuế thì không phải nộp tiền chậm nộp tiền thuế.

Trường hợp người nộp thuế cung ứng hàng hóa, dịch vụ được thanh toán một phần từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, phần còn lại từ nguồn ngoài ngân sách, nhưng chưa được đơn vị sử dụng vốn ngân sách nhà nước thanh toán nên không nộp thuế kịp thời dẫn đến nợ thuế thì người nộp thuế không phải nộp tiền chậm nộp đối với số tiền thuế tương ứng với phần được thanh toán từ ngân sách nhà nước.

Đơn vị sử dụng vốn ngân sách nhà nước là ssơn vị mở tài khoản tại Kho bạc nhà nước được giao dự toán chi ngân sách nhà nước theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.

Ví dụ: Người nộp thuế A cung cấp hàng hóa X cho đơn vị B (đơn vị sử dụng vốn ngân sách nhà nước) giá trị hàng hóa X là 100 triệu đồng, trong đó 40 triệu được thanh toán từ NSNN, 60 triệu được thanh toán từ nguồn ngoài ngân sách nhà nước. Người nộp thuế A chưa được đơn vị B thanh toán 100 triệu đồng.

Người nộp thuế A nợ thuế là 70 triệu  đồng, người nộp thuế A thuộc trường hợp này không phải nộp tiền chậm nộp đối với số tiền thuế là 40 triệu đồng.

  1. Vi phạm số tiền thuế và thời gian không tính tiền chậm nộp tiền thuế đối với trường hợp người nộp thuế cung ứng hàng hóa, dịch vụ được thanh toán bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước nhưng chưa được đơn vị sử dụng vốn ngân sách nhà nước thanh toán.
  2. Không tính tiền chậm nộp đối với số tiền thuế còn nợ, số tiền thuế nợ này không vượt quá số tiền ngân sách nhà nước chưa thanh toán cho người nộp thuế.

Trường hợp người nộp thuế nợ thuế của nhiều kỳ kê khai thuế thì tổng số thúe nợ của các kỳ kê khia không vượt quá số tiền ngân sách nhà nước chưua thanh toán.

  1. Thời gian không tính chậm nộp tiền thuế được tính từ ngày người nộp thuế phải nộp thuế đến ngày đơn vị sử dụng vốn ngân sách nhà nước thanh toán cho người nộp thuế và không vượt quá thời gian ngân sách nhà nước chưa thanh toán cho người nộp thuế.
  2. Trình tự, thủ tục không tính tiền chậm nộp
  3. Người nộp thuế thuộc trường hợp không phải nộp tiền chậm nộp theo quy định tại khoản 1 Điều này cung cấp cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp văn bản xác nhận của đơn vị sử dụng vốn ngân sách nhà nước về việc người nộp thuế chưa được thanh toán theo mẫu số 01/TCN ban hành kèm theo Thhông tư này.
  4. Cơ quan thuế ban hành quyết định về việc kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế, thời gian kiểm tra tối đa là 03 ngày làm việc. Sau khi kiểm tra, cơ quan thuế xác định:

–          Nếu người nộp thuế thuộc trường hợp không phải nộp tiền chậm nộp thì cơ quan thuế ban hành thông báo về việc người nộp thuế không phải nộp tiền chậm nộp thuế.

–          Nếu người nộp thuế thuộc trường hợp phải nộp tiền chậm nộp thì cơ quan thuế ban hành thông báo về việc người nộp thuế phải nộp tiền chậm nộp thuế (thông báo tiền thuế nợ, tiền phạt và tiền chậm nộp) và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế theo quy đinh của Pháp luật.

Ví dụ:

Ngày 20/02/2015, người nộp thuế A nộp tờ khai thuế GTGT, số tiền thuế phải nộp là 30 triệu đồng. Tại thời điểm này, ngân sách nhà nước chưa thanh toán cho người nộp thuế A số tiền là 100 triệu đồng. Sau khi kiểm tra, cơ quan thuế xác định người nộp thuế A thuộc trường hợp không phải nộp tiền chậm nộp đối với số thuế GTGT 30 triệu đồng đến khi được ngân sách nhà nước thanh toán.

Đến ngày 31/03/2015, người nộp thuế A nộp quyết toán thuế TNDN, số tiền thuế TNDN phải nộp là 80 triệu đồng. Người nộp thuế A tiếp tục thuộc trường hợp không phải nộp tiền chậm nộp đối với số thuế TNDN 70 triệu đồng. Số tiền còn lại 10 triệu đồng, nếu người nộp thuế A chưa nộp vào ngân sách nhà nước thanh toán. Số tiền thuế còn lại là 10 triệu đồng, nếu người nộp thuế A chưa nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định thì phải tính tiền chậm nộp.

  1. Sau khi được ngân sách nhà nước thanh toán, người nộp thuế thực hiện nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước và thông báo cho cơ quan thuế theo mẫu số 02/TCN ban hành kèm theo Thông tư ngày để cơ quan thuế có cơ sở tính lại các khoản tiền thuế nợ, tiền chậm nộp và xác định chính xác số ngày không phải nộp tiền chậm nộp của người nộp thuế.

Xác định số tiền chậm nộp được miễn

  1. Trường hợp người nộp thuế gặp thiên tai, hỏa hạn, tai nạn bất ngờ, dịch bệnh: số tiền chậm nộp được miễn tính trên số tiền thuế còn nợ tại thời điểm xảy ra thiên tai, hỏa hạn, tai nạn bất ngờ, dịch bệnh và số tiền chậm nộp được miễn này không vượt quá giá trị tài sản, hàng hóa bị thiệt hại.
  2. Trường hợp người nộp thuế bị bệnh hiểm nghèo: số tiền chậm nộp được miễn tính trên số tiền thuế còn nợ tại thời điểm mắc bệnh hiểm nghèo và số tiền chậm nộp được miễn này không vượt quá chi phí khám, chữa bệnh.”
  3. Trường hợp người nộp thuế gặp bất khả kháng khác và số tiền chậm nộp được miễn này không vượt quá giá trị tài sản, hàng hóa bị thiệt hại.”
  4. b) Sửa đổi, bổ sung điểm b.1, b.2 khoản 3 như sau:

b.1 Trường hợp do thiên tai, hỏa hạn, tai nạn bất ngờ, dịch bệnh, phải có:

– Biên bản xác định mức độ, giá trị thiệt hại về tài sản của cơ quan có thẩm quyền như Hội đồng định giá do Sở Tài chính thành lập, hoặc các công ty định giá chuyên nghiệp cung cấp dịch vụ định giá theo hợp đồng, hoặc Trung tâm định giá của Sở Tài chính;

– Văn bản xác nhận về việc người nộp thuế có thiệt hại tại nơi xảy ra thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ và công án cấp xã, phường hoặc UBND cấp xã, phường, Ban quản lý Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu kinh tế nơi xảy ra thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ hoặc tổ chức cứu hộ, cứu nạn;

– Hồ sơ bồi thường thiệt hại được cơ quan bảo hiêm chấp nhận bồi thường (nếu có);

– Hồ sơ quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phải bồi thường (nếu có).

b.2 Trường hợp cá nhân bị bệnh hiểm nghèo thì phải có xác nhận đã khám chữa bệnh trên số y bạn, thời điểm xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh được thành lập theo quy định của pháp luật, chi phí khám, chữa bệnh có đầy đủ chứng từ theo quy định; hồ sơ thanh toán chi phí khám chữa bệnh của cơ quan bảo hiểm (nếu có).”

  1. C) Bổ sung Khoản 5 vào Điều 35 như sau:

“ 5. Trình tự giải quyết hồ sơ miễn tiền chậm nộp

  1. Trong thời hạn 60 (sáu mươi) ngày kể từ ngày xảy ra gặp thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ, dịch bệnh, bệnh hiểm nghèo hoặc trường hợp bất khả kháng khác người nộp thuế phải lập hồ sơ đề nghị miễn tiền chậm nộp gửi đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
  2. Trường hợp hồ sơ đề nghị miễn tiền chậm nộp chưa đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 01 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan thuế phải thông báo bằng văn bản cho người nộp thuế đề nghị giải trình hoặc bổ sung hồ sơ. Người nộp thuế phải giải trình hoặc bổ sung hồ sơ trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan thuế bạn hành văn bản giải trình hoặc bổ sung hồ sơ.

Nếu người nộp thuế không hoàn chỉnh hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan thuế thì người nộp thuế không thuộc trường hợp được miễn tiền chậm nộp.

  1. Trường hợp hồ sơ đề nghị miễn tiền chậm nộp đầy đủ, trong thời hạn 10 (mười ngày) làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan thuế quản lý trực tiếp ban hành văn bản gửi người nộp thuế:

c.1) Văn bản không chấp thuận đề nghị của người nộp thuế nếu người nộp thuế không đủ điều kiện được miễn tiền nộp.

c.2) Quyết định về việc miễn tiền chậm nộp nếu người nộp thuế thuộc trường hợp được miễn tiền chậm nộp.”

Trước đây việc tính số tiền thuế nộp chậm được thực hiện theo điều 34 của TT 156/2013?TT-BTC có hướng dẫn về cách tính tiền phạt đối với việc chậm nộp tiền thuế như sau:

+ Trong vòng 90 ngày đầu tiên thù nhân với 0.05%.

Công thức: Số tiền phạt chậm nộp = số tiền thuế nộp chậm x 0,05% x số ngày nộp chậm

+ Từ ngày 91 trở đi nhân với 0,07%

Công thức: Số tiền phạt chậm nộp = số tiền thuế nộp chậm x 0,07%x số ngày nộp chậm

Ví dụ: Kỳ tính thuế GTGT tháng 7 năm 2013 Công ty Phần mềm LinKQ có phát sinh số tiền phải nộp là 50.000.000đ Nhưng đến ngày 11/12/2013 Công ty Phần mềm LinkQ mới nộp tiền thì số tiền thuế nộp chậm được xác định như sau:

–          Hạn nộp tiền thuế GTGT của tháng 7/2013 là ngày 20/08/2013 vậy là thời gian nộp chậm được tính bắt đầu từ ngày 21/08/2013 đến ngày 11/12/2013.

–          Tổng thời gian nộp chậm là 113 ngày

ð  Số tiền phạt chậm nộp = (50.000.000 x 0,05%x90) + (50.000.000 x 0,07%x23) = 3.055.000

Vậy là ngày 11/12/2013 Công ty Phần mềm LinkQ sẽ phải nộp:

+ Tiền thuế chậm nộp: 50.000.000đ

+ Tiền phạt nộp chậm: 3.055.000

Tổng là: 53.055.000

Chú ý: Cách tính tiền phạt nộp chậm tiền thuế trên áp dụng cho tất cả các loại thuế khi DN chậm nộp so với thời hạn quy định.

–           Số ngày chậm nộp bao gồm cả nghỉ, lễ tết.

Nhưng kế toán cần lưu ý khi tính tiền phạt chậm nộp là: số tiền thuế nợ phát sinh trước ngày 01/07/2013 nhưng sau ngày 01/07/2013 vẫn chưa nộp thì tính như thế nào?

–          Theo công văn số 4216/TCT-QLN ngày 05/12/2013 của Tổng cục thuế ban hành hướng dẫn về cách tính tiền chậm nộp thuế như sau: trước ngày 01/07/2012 tính phạt chậm nôpk theo quy định tại Luật quản lý thuế.

Tức là: Trước ngày 1/7/2013 chậm nộp bao nhiêu ngày thì cũng chỉ nhân với 0,05%. Còn từ ngày 1/7/2013 trở đi thì 90 ngày đầu (tính từ ngày 1/7) nhân với 0,05% số ngày còn lại nhân với 0,07%.

Ví dụ: Công ty A nợ 100 triệu đồng tiền thuế TNDN thuộc tờ khai quyết toán năm 2012, thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày 01/04/2013 (do ngày 31/3/2013 là ngày nghỉ). Ngày 04/10/2013 người nộp thuế nộp số tiền thuế này vào ngân sách nhà nước, số ngày chậm nộp được tính từ ngày 02/4/2013 đến ngày 04/10/2013.

Trước ngày 01/07/2013 tiền phạt chậm nộp được tính như sau: từ ngày 02/04/2013 đến ngày 30/06/2013, số ngày chậm nộp là 90 ngày: 100 triệu x 90 ngày = 4,5 triệu đồng.

Từ ngày 01/7/2013 trở đi tiền chậm nộp được tính như sau: số ngày chậm nộp là 96 ngày, cụ thể:

Từ ngày 01/07/2013 đến ngày 28/09/2013, số ngày chậm nộp là 90 ngày:

100 triệu x 0,05% x 90 ngày = 4,5 triệu đồng

Từ ngày 29/09/2013 đến ngày 04/10/2013, số ngày chậm nộp là 06 ngày:

100 triệu x 0,07%x 06 ngày = 0,42 triệu đồng

Vậy tổng số tiền mà Công ty A phải nộp vào ngày 01/10/2013 là:

Tiền thuế nộp chậm: 100 triệu

Tiền phạt nộp chậm: 4,5 triệu + 4,5 triệu + 0,42 triệu

Tổng: 109,42 triệu

Để không bị nộp phạt do chậm nộp tiền thuế các bạn có thể xem thêm: Thời hạn nộp tờ khai báo cáo thuế – vì thời hạn nộp tờ khai chính là thời hạn nộp tiền thuế.

Theo:Linkq

Địa chỉ đào tạo kế toán thực tế uy tín tại Hà Nội

TIN HỌC – KẾ TOÁN TRI THỨC VIỆT

Cơ sở 1: Số 3E3, TT Đại Học Thương Mại, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội.

Cơ sở 2: Đối diện cổng chính Khu A, ĐH Công Nghiệp, Nhổn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

Tư vấn: 04.6652.2789           hoặc               0976.73.8989

Sơ đồ tới trung tâm đào tạo kế toán:Click vào đây xem chi tiết

nộp tiền thuế GTGT

 

 

 

 

 

 

giam hoc phi tin van phong

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Comments

comments