Những bước chuẩn bị khi có quyết định kiểm tra thuế
- Lượt xem: 1623
- Tweet
Những bước chuẩn bị khi có quyết định kiểm tra thuế
Và…ngày ấy rồi cũng đến, như bao doanh nghiệp khác, công ty bạn nhận được quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại đơn vị. Là một kế toán mới, chưa có nhiều kinh nghiệm trận mạc với các bác thuế, bạn sẽ cần chuẩn bị gì?
17 gợi ý sau đây sẽ rất hữu ích cho bạn
1. Tập hợp toàn bộ quyển hóa đơn GTGT đầu ra đã xuất trong thời gian QT ( VD : QT 5 năm thì chỉ cần mang số liệu của 5 năm đó)
2. Bảng kê hóa đơn DV mua vào có kẹp toàn bộ HĐ GTGT đầu vào bản gốc. Với những HĐ GTGT có giá trị trên 20tr thì nên kẹp ( hoặc đánh dấu riêng) kèm theo UNC qua ngân hàng. Riêng Hóa đơn TSCĐ và các chi phí cấu thành giá vốn photo lưu kèm Bàng kê VAT. Hóa đơn gốc lưu tại File TSCĐ và Phiếu nhập kho
3. Tờ khai thuế các tháng, quý. Xếp theo năm riêng biệt.
4. BCTC các năm.
5. Quyết toán thuế TNDN, TNCN các năm.
6. Báo cáo sử dụng hóa đơn.
7. Sổ sách kế toán.
8. Hợp đồng mua bán đầu ra và đầu vào, biên bản đối chiếu công nợ các năm. Chú ý đính kèm HĐ là biên bản giao nhận hàng hóa, thanh lý hợp đồng.
9. Hồ sơ nhân sự gồm : HDLD của những nhân viên có đóng BHXH, nhân viên ko đóng BHXH nhưng vẫn có tên trên BL. Chú ý phần phụ cấp trên HDLD ghi ntn thì cột phụ cấp trên bảng lương cũng phải ghi như thế. VD Phụ cấp : Chức vụ, phụ cấp xăng xe….. hoặc ghi chung chung là : Theo qui chế của công ty.
10. Kèm theo là những quyết định tăng lương, QĐ bổ nhiệm, hoặc bất kỳ QĐ nào liên quan đến nhân sự.
11. Toàn bộ phiếu thu, phiếu chi đã kẹp chứng từ đầy đủ.
12. Sổ phụ ngân hàng.
13. Báo cáo NHẬP – XUẤT – TỒN kho hàng hóa.
14. Hồ sơ BHXH.
15. Hồ sơ vay vốn ngân hàng: các hợp đồng vay vốn, hợp đồng bảo lãnh và thư bảo lãnh của NH.
16. Tra cứu hóa đơn đầu vào xem có DN nào bỏ trốn hoặc hd giả : tracuuhoadon.gdt.gov.vn
17. Ngoài ra kế toán cũng phải chuẩn bị đầy đủ toàn bộ các công văn đi và đến liên quan đến công việc kế toán như cv gửi thuế, ngân hàng…. Và tìm hiểu những văn bản luật có liên quan.
Cán bộ thuế thường kiểm tra và xuất toán những gì?
1. Hóa đơn đầu ra các năm xem có khớp với doanh thu đã kê khai trên bảng KQKD ? ( Trước đó các bạn KT cũng nên tự kiểm tra như thế này)
2. Kiểm tra hóa đơn GTGT đầu vào : Sẽ xảy ra nhưng tình huống như sau:
3. Sẽ có một vài ( hoặc nhiều ) doanh nghiệp thuế họ qui vào là DN đã bỏ trốn => hóa đơn đầu vào lấy của DN đó sẽ bị loại bỏ. Lúc này kế toán phải dùng mọi lý lẽ để cãi lại nhằm hợp lý tờ HĐ đó.
4. Vì thế KT cũng cần phải kiểm tra lại từng tờ HĐ GTGT đầu vào bằng cách vào mạng tra cứu thông tin về người nộp thuế xem DN đó còn h/đ hay đã ngừng hđ.
5. DN sẽ bị loại ra rất nhiều khoản chi phí mà theo CB thuế cho là ko hợp lệ như : Tiếp khách, mua những tài sản, hàng hóa ko đúng qui định.
Bạn đang xem bài viết: Những bước chuẩn bị khi nhận được quyết định kiểm tra thuế tại đơn vị?
6. Nếu là DN thương mại sẽ bị kiểm tra giá vốn và giá bán. Nếu DN nào đã khai giá bán trên sổ thuế thấp hơn giá thực tế thì lưu ý : Trước đó nên lập ra 1 quyết định ban hành về giá bán có đóng dấu cty và ngoài ra nhờ đơn vị khác cũng lập 1 báo giá tương tự để lấy căn cứ là cty đã bán = giá thị trường..
7. Riêng cty xây dựng hoặc xây lắp thì thuế sẽ kiểm tra thời điểm xuất HĐ của từng công trình. Y/c HĐ xuất tại thời điểm nghiệm thu bàn giao, nếu xuất sau nhiều ngày sẽ bị phạt 0,05% mỗi ngày trên số tiền thuế chậm nộp.
8. Nếu cty nào có VP giao dịch tại địa điểm khác địa điểm trên ĐKKD thì phải có mẫu 08 và biên lai nộp thuế môn bài cho địa chỉ đó.
9. Khi mở TK mới tại ngân hàng phải làm mẫu 08 gửi thuế đầy đủ.
10. Những khoản CP sau thường bị chú ý và dễ bị loại khi quyết toán thuế TNDN:
11. Xe ô tô: Nếu là xe đăng ký tên cty thì các hđ mua xăng, sửa chữa xe dc phép lấy về tên cty nhưng cũng koddc quá nhiều vì nếu cty doanh thu thấp thì sẽ bị loại bớt. Còn nếu xe mang tên giám đốc hoặc cá nhân thì phải làm hđ mượn hoặc thue lại với giá tượng trưng để gđ ko phải nộp thuế TNCN.
12. Đồ gia dụng như tivi, tủ lạnh nếu cty ko KD những mặt hàng đó thì cũng sẽ khó giải trình và cũng bị loại khỏi CP.
13. Mỗi hóa đơn mua hàng nên làm kèm theo hợp đồng mua bán để ko may vớ phải DMN bỏ trốn thì còn có đủ bộ chứng từ để vớt vát lại.
14. Nếu DN chưa góp đủ vốn thì phải hạch toán Nợ 1388/411 đến khi thu đủ thì ht Nợ 112/1388.
15. DN thừa quá nhiều quỹ TM thì nên làm 1 vài hợp đồng mua bán ( với các cty thân quen) rồi làm thủ tục đặt cọc tiền hàng ( nộp tiền vào NH để CK sau đó nhờ đối tác rút lại ngay = TM) hoặc cho cá nhân giám đốc vay.
16. Trường hợp hàng tồn kho ảo quá nhiều muốn bán thấp hơn giá vốn??? Vụ này rất khó. Trước tiên các bạn phải trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho ( đã đăng bài viết này) sau đó xuất bán , viết hóa đơn đầu ra và khai thuế. Giá bán tối thiểu = giá vốn chứ ko dc chấp nhận < giá vốn vì về lý cty đã khấu trừ hết thuế đầu vào của lô hàng này thì tối thiểu thuế đầu ra phải xuất = đầu vào. Vụ này ko CÃI LÝ ĐƯỢC ĐÂU NHÉ.
Và kinh nghiệm sắp xếp chứng từ khoa học và thuận tiện cho đoàn kiểm tra
1. Phiếu thu : Đính kèm phiếu thu gồm:
* Hóa đơn xuất hàng (liên xanh); Hoặc
* Chứng từ gốc khác nếu có, phiếu xuất kho hàng hóa.
2. Phiếu chi : Kèm theo : Giấy đề nghị tạm ứng, giấy nghị thanh toán kèm hóa đơn gốc ( nếu là hóa đơn GTGT thì chỉ kẹp bản photo) và có giá trị < 20tr.
3. Ủy nhiệm chi: Là chứng từ dùng để thanh toán tiền cho các nhà cung cấp. Đối với các hóa đơn có giá trị từ 20tr trở lên bắt buộc phải thanh toán = CK, còn các chứng từ < 20tr thì không bắt buộc nhưng vẫn khuyến khích TT = CK.
Chứng từ đi kèm UNC là hóa đơn mua hàng, hóa đơn GTGT ( bản photo) + hợp đồng mua bán hàng hóa.
4. Giấy nộp tiền vào NSNN : Hiện nay đã thực hiện nộp thuế qua mạng nên các bạn vào tải bản giấy nộp tiền về và in ra để lưu làm chứng từ.
5. Phiếu nhập kho : Chứng từ đính kèm là hóa đơn mua hàng, hóa đơn GTGT ( bản photo) + hợp đồng mua bán hàng hóa.
6. Phiếu xuất kho: Kẹp cùng hóa đơn GTGT đầu ra ( liên 3)
7. Đối với HĐ thuê nhà nếu giá trị < 100tr/ năm ( năm tài chính từ 01/01 đến 31/12) thì chỉ cần HĐ thuê nhà ( ko cần công chứng)
8. Tài sản cố định, công cụ phân bổ: – Hóa đơn mua sắm TSCĐ, Bảng tính khấu hao, Bảng tính công cụ và các khoản chờ phân bổ.
9. Ngoài ra, kế toán còn phải in toàn bộ sổ sách kế toán. Chấm lại với chứng từ gốc. Hoàn thiện chứng từ.
Kết luận
* Bất cứ cty nào sau khi quyết toán cũng bị loại ra ít hoặc nhiều chi phí gồm : giá vốn và cp qldn dẫn đến bị truy thu thuế tndn và nộp 1 khoản phạt do chậm nộp thuế hoặc do hành vi khai sai số liệu . Vì thế lưu ý các bạn kế toán : không phải bất cứ khoản chi nào cũng cho vào tk 642 vì đây là tk hay bị soi nhất và cũng là tk bị loại ra nhiều cp nhất.
* Quan trọng là : bình tĩnh, tự tin và luôn vững vàng trước mọi câu hỏi xoáy của cb thuế. khi thấy bất hợp lý yêu cầu cbt phải cung cấp văn bản luật liên quan thì hãy chịu nhé.
Nguồn: Tổng cục thuế
Hãy đến với TRI THỨC VIỆT để trao dồi những kinh nghiệm nhé.
Tham gia khóa học bạn sẽ có cơ hội:
1. Được làm thực hành trên chứng từ, hóa đơn và sổ sách của doanh nghiệp.
2. Được cài đặt + tặng phần mềm kế toán Misa có bản quyền để hỗ trợ học tập
3. Được hướng dẫn và học thực tế trên Laptop (Mỗi học viên sẽ được hướng dẫn sửa bài thực hành riêng, cầm tay chỉ việc )
4. Học xong khóa học, học viên có kết quả bằng 2 năm kinh nghiệm.
5. Có thể làm được công việc của một kế toán tổng hợp,
+ Có thể kê khai thuế GTGT, TNCN, TNDN,
+ Làm sổ sách kế toán
+ Tính được giá thành sản xuất, xây dựng
+ Lập được báo cáo tài chính: bảng cân đối số phát sinh, bảng cân đôi kế toán, bảng lưu chuyển tiền tệ, …
+ Quyết toán thuế cuối năm: Quyết toán thuế TNDN, thuế TNCN
6. Được hỗ trợ tư vấn nghiệp vụ cả sau khi đã kết thúc khóa học
7. Được cập nhật kiến thực kế toán, cập nhật chính sách thuế mới nhất định kỳ sau khi kết thúc khóa học
Địa chỉ đào tạo kế toán thực tế uy tín tại Hà Nội
TIN HỌC – KẾ TOÁN TRI THỨC VIỆT
Cơ sở 1: Số 3E3, TT Đại Học Thương Mại, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội
( Gần nhà sách Trí Tuệ)
Cơ sở 2: Đối diện cổng chính Khu A, ĐH Công Nghiệp, Nhổn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Cơ sở 3: P1404B CC An Sinh, Mỹ Đình 1, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Tư vấn: 04.6652.2789 hoặc 0976.73.8989
Sơ đồ tới trung tâm đào tạo kế toán:Click vào đây