Những kinh nghiệm cho kế toán khi đi thử việc

    Lượt xem: 1117

Những kinh nghiệm cho kế toán khi đi thử việc

* Chuyển việc đúng chuyên ngành đã học

 

TTO – * Tôi sắp vào thử việc tại một ngân hàng với vị trí nhân viên hành chính – nhân sự. Tôi rất lo lắng và áp lực vì đây là một ngân hàng mà tôi từng mơ ước được vào làm. Tôi không biết mình phải chuẩn bị những gì, nhờ quý báo tư vấn giúp tôi. Xin chân thành cảm ơn!

– Chúc mừng bạn đã trúng tuyển vào nơi làm việc mơ ước! Thử việc là khoảng thời gian nhà tuyển dụng muốn kiểm tra năng lực cũng như thái độ làm việc của ứng viên. Do vậy, hãy chớp lấy cơ hội này để chứng minh rằng nhà tuyển dụng tuyển bạn vào làm là một quyết định hoàn toàn sáng suốt.

Với hầu hết các vị trí, để có giai đoạn thử việc hoàn hảo, bạn cần có sự đầu tư kỹ lưỡng trong việc tìm hiểu trước về công ty như văn hóa, môi trường làm việc, quy mô công ty, ban lãnh đạo, hình thức kinh doanh… Quá trình tìm hiểu sẽ giúp bạn có cảm giác thân thuộc với môi trường mới cũng như định hình cách ứng xử phù hợp.

Mặt khác, vẻ bề ngoài góp phần rất quan trọng trong việc tạo ấn tượng đầu tiên trong mắt đồng nghiệp, do đó bạn nên chuẩn bị một số trang phục chỉn chu và lịch sự cùng kiểu tóc phù hợp, gọn gàng.

Một số lưu ý sau sẽ giúp bạn chuẩn bị về mặt tư tưởng để sẵn sàng cho một giai đoạn thử việc như ý:

Hãy làm việc như một nhân viên chính thức, thậm chí chăm chỉ và cố gắng nhiều hơn họ. Cách làm việc nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm cao, luôn nỗ lực hoàn thành tốt công việc được giao sẽ giúp bạn ghi điểm với cấp trên. Nếu có khó khăn trong công việc, bạn đừng ngại trình bày và xin ý kiến từ cấp trên trực tiếp/đồng nghiệp.

Hòa nhập tốt với môi trường mới. Dù bạn có làm việc chăm chỉ đến mấy nhưng nếu không biết cách hòa đồng với đồng nghiệp thì đó hẳn là một sai lầm lớn. Quá nhút nhát hay quá tự cao, hoặc có cách hành xử không phù hợp với văn hóa phòng ban/công ty… sẽ khiến bạn tách biệt khỏi cộng đồng, và vô hình trung bị “mất điểm” trong mắt mọi người.

Hãy nhớ rằng họ sẽ là những cộng sự của bạn trong tương lai và công việc của bạn có suôn sẻ hay không có phần ảnh hưởng không ít từ họ. Hỏi han về kinh nghiệm làm việc, tham gia những buổi liên hoan tập thể là cơ hội tốt để bạn hòa đồng và tạo dựng mối quan hệ với đồng nghiệp.

Trở thành nhân viên gương mẫu. Việc tuân thủ đúng nội quy của công ty như giờ giấc làm việc, trang phục lịch sự, chú ý khi nào nên tắt điện thoại… sẽ giúp bạn tạo ấn tượng tốt trong mắt những người xung quanh. Tránh thể hiện những cảm xúc thái quá nơi công sở, chẳng hạn như tức giận, nổi nóng, bất cần hoặc buồn bã, khóc lóc… Học cách kiểm soát cảm xúc là một điểm quan trọng bạn cần lưu ý.

“Cho” trước để được “nhận” sau. Trong giai đoạn thử việc, hẳn bạn sẽ rất thiệt thòi so với nhân viên chính thức về mức lương, khối lượng công việc cũng như bị hạn chế về một số quyền lợi. Tuy nhiên, đừng vì thế mà phàn nàn, tỏ vẻ bức xúc hay đòi hỏi quá nhiều về lương bổng và quyền lợi. Lời khuyên dành cho bạn là hãy cố gắng làm việc thật tốt để vượt qua giai đoạn thử việc. Khi đã được nhận hợp đồng chính thức, bạn hoàn toàn có thể bày tỏ nguyện vọng của mình.

Biết sai, biết sửa. Trong công việc cũng như cuộc sống, chúng ta sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, sai lầm; nhất là trong giai đoạn bắt đầu công việc mới ở một môi trường hoàn toàn mới. Điều trước tiên bạn cần làm là chủ động nhận lỗi, có thiện chí muốn sửa đổi và hành động tích cực để cải thiện. Ðừng bao giờ đổ lỗi cho người khác hay tìm cách biện hộ cho những hành vi sai lầm của mình. Cấp trên và đồng nghiệp luôn đánh giá cao những nhân viên biết thẳng thắn thừa nhận khuyết điểm và sẵn sàng khắc phục.

Một điều quan trọng nữa là phải luôn giữ sức khỏe tốt trong thời gian thử việc. Những ngày nghỉ ốm sẽ làm gián đoạn và ảnh hưởng không tốt tới kế hoạch làm việc và học hỏi của bạn.

Riêng với vị trí nhân viên hành chính – nhân sự, bạn sẽ làm việc với những thông tin, giấy tờ mang tính bảo mật cao như lương bổng, các khoản thưởng, phúc lợi của toàn thể nhân viên… Do vậy, bạn cần xử lý thông tin thật cẩn thận.

Sự kiên trì và hết lòng với công việc của bạn sẽ khiến nhà tuyển dụng hiểu rằng bạn là một phần “chính thức” không thể thiếu của ngân hàng!

* Em tốt nghiệp ĐH Ngân hàng TP.HCM được 6 tháng và đã đi làm tại một công ty trong lĩnh vực CNTT. Công việc hiện tại của em chủ yếu là nghiên cứu các sản phẩm phần mềm cao cấp cho ngân hàng, đọc các tài liệu kỹ thuật bằng tiếng Anh, nhưng thực sự em không thể hiểu được các tài liệu đó vì có quá nhiều thuật ngữ chuyên ngành kỹ thuật.

Hiện em không có hứng thú và niềm đam mê đối với công việc này nên đã nộp đơn vào một số ngân hàng nhưng chưa nhận được phản hồi nào. Em có nên nghỉ việc hiện tại để tập trung xin vào ngân hàng không? Thực sự là em cảm thấy bị stress, rất mong nhận được phản hồi từ phía chương trình…

(H.Hanh)

– Chào bạn. Từ câu chuyện của bạn (học kinh tế song lại đảm nhận một công việc thuộc lĩnh vực kỹ thuật và sau 6 tháng, bạn nhận thấy công việc ấy không phù hợp cả về mặt kiến thức cũng như sở thích), điều đầu tiên chúng tôi muốn chia sẻ với bạn là: để nhanh chóng gặt hái được nhiều thành công, bạn cần nghiên cứu kỹ tính chất công việc trước khi nộp đơn và chỉ nên chấp nhận lời mời làm việc nếu công việc đó thật sự phù hợp với sở trường lẫn sở thích bản thân. Điều này cũng sẽ giúp bạn tránh lãng phí thời gian và sở hữu một hồ sơ “đẹp”, có định hướng nghề nghiệp rõ ràng – điều mà các nhà tuyển dụng rất quan tâm ở ứng viên.

Bạn học ĐH Ngân hàng, song cơ hội việc làm dành cho bạn không chỉ giới hạn trong các ngân hàng mà còn có thể mở rộng ở đa dạng các hình thức doanh nghiệp/công ty khác nhau ở các ngành nghề khác nhau với nhiều vị trí, từ nhân viên kinh doanh, dịch vụ khách hàng, nhân sự đến tài chính kế toán… Bạn có thể vừa tập trung hoàn thành tốt công việc hiện tại, vừa sắp xếp thời gian tìm việc trên tất cả các kênh tiềm năng như báo chí, website và các mối quan hệ để gia tăng cơ hội nghề nghiệp cho mình.

Nhìn chung có 2 lý do chính khiến bạn chưa nhận được phản hồi của nhà tuyển dụng: bạn đã ứng tuyển vào công việc không phù hợp hoặc hồ sơ của bạn chưa đủ sức thuyết phục. Do vậy, bạn nên lựa chọn những công việc mà bạn không chỉ “cảm thấy có thể làm được”, mà còn là những công việc “bạn nhất định hoàn thành xuất sắc” và “yêu thích” công việc đó.

Về hồ sơ, bạn cần tập trung trình bày những kinh nghiệm, kiến thức và kỹ năng phù hợp với yêu cầu vị trí ứng tuyển, đồng thời tận dụng thư tìm việc để thể hiện sự đam mê công việc và lợi thế bản thân.

Cảm giác “chạnh lòng” của bạn là điều khó tránh khỏi, tuy nhiên mỗi người đều có những cơ hội riêng và những lựa chọn nghề nghiệp khác nhau. Điều quan trọng là cần xác định mục tiêu nghề nghiệp của chính mình, chẳng hạn: có người đặt mức lương là ưu tiên hàng đầu, có người quan trọng sự ổn định của công việc, nhưng có người mơ ước đảm nhận một công việc yêu thích. Từ đó, mỗi người sẽ có những hướng đi khác nhau và sẽ gặt hái những thành công khác nhau.

Sự nghiệp tương lai sẽ tùy thuộc vào lựa chọn nghề nghiệp ngày hôm nay của bạn. Chúc bạn thành công!

NGUYỄN THỊ ÁNH TUYẾT
(chuyên viên tư vấn nghề nghiệp VietnamWorks)

Địa chỉ đào tạo kế toán tốt nhất hà nội là Công ty đào tạo tin học kế toán Tri Thức Việt

Còn chờ gì nữa các bạn hãy nhấc máy lên và gọi ngay cho chúng tôi :

Công ty đào tạo tin học kế toán Tri Thức Việt

04.6652.2789   –   01699.13.6789

http://ketoantrithucviet.edu.vn

 

Comments

comments