Những loại chứng từ, sổ sách cần in cuối năm và cách sắp xếp chứng từ
- Lượt xem: 1408
- Tweet
Những loại chứng từ, sổ sách cần in cuối năm và cách sắp xếp chứng từ
Sau khi kết thúc mùa Báo cáo tài chính, Kế toán cần phải in những chứng từ, sổ sách để lưu trữ tại doanh nghiệp, phục vụ công việc kiểm tra đối chiếu sau này và phục vụ cho quyết toán thuế. Sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn cho các bạn những loại sổ sách cần thiết đối với doanh nghiệp và các cách sắp xếp chứng từ kế toán rất chi tiết và cụ thể.
1. Những loại sổ sách cần thiết nhất đối với DN
– Sổ nhật ký chung
– Sổ nhật ký bán hàng
– Sổ nhật ký mua hàng
– Sổ nhật ký chi tiền
– Số nhật ký thu tiền
– Sổ chi tiết công nợ phải thu cho tất cả các khách hàng
– Sổ chi tiết công nợ phải trả cho tất cả các nhà cung cấp
– Biên bản xác nhận công nợ của từng đối tượng (nếu có) cuối năm.
– Sổ quỹ tiền mặt và sổ chi tiết ngân hàng.
– Sổ cái các tài khoản: 131, 331, 111, 112, 152, 153, 154, 155, 211, 214,…621, 622, 627, 641, 642,…Tùy theo doanh nghiệp sử dụng quyết định 48 hoặc thông tư 200
– Sổ chi tiết các tài khoản.
– Sổ tổng hợp về tình hình tăng giảm tài sản cố định
– Sổ tổng hợp về tình hình tăng giảm công cụ dụng cụ
– Sổ khấu hao tài sản cố định
– Sổ khấu hao công cụ dụng cụ
– Thẻ kho/ sổ chi tiết vật tư
– Bảng tổng hợp nhập xuất tồn từng kho
– Bảng chấm công, bảng lương, hợp đồng lao động, cam kết 02/KK…
– Toàn bộ chứng từ đã nhập đều phải in ra ký (đầy đủ chữ ký).
Lưu ý: số thứ tự các phiếu phải được đánh và sắp xếp tuần tự.
2. Cách sắp xếp chứng từ kế toán như sau
* Phương pháp thứ nhất:
Sắp xếp theo thứ tự sau: bộ chung
– Tờ khai thuế quý: GTGT, TNCN, MB, báo cáo SDHĐ BC26….tất cả những cái gì liên quan tới khai thuế thì gộp lại
– Hóa đơn đầu vào và ra sắp theo quy trình tăng dần theo ngày giống trên tờ khai thuế đã nộp cho cơ quan thuế quan
– Mỗi hóa đơn đầu vào:
Nếu như hóa đơn < 20.000.000 mà thanh toán bằng tiền mặt: Hóa đơn kẹp với phiếu chi tiền + phiếu nhập kho
Giả sử hóa đơn > 20.000.000 mà thanh toán bằng tiền chuyển khoản: Hóa đơn kẹp với phiếu nhập kho + Ủy nhiệm chi photo + phiếu hạch toán.
– Mỗi hóa đơn đầu ra:
Nếu như thu ngay bằng tiền mặt: hóa đơn + phiếu thu + phiếu xuất kho
Nếu như thu bằng tiền chuyển khoản: hóa đơn + Phiếu xuất kho + hợp đồng + phiếu báo có photo
Bộ riêng:
– Chứng từ ngân hàng:
– Phiếu xuất kho nội bộ (sản xuất, xây lắp): Đóng gộp tất cả thành một tập từ tháng một đến tháng mười hai trong năm phát sinh nếu ít, nếu nhiều thì một tháng là một bộ
– Bảng phân bổ, khấu hao, bảng báo cáo Nhập – xuất – tồn các tài khoản:: 142,242,214, 152 (153;155;….): Đóng gộp tất cả thành một tập từ tháng một đến tháng mười hai trong năm phát sinh
* Phương pháp thứ hai: Sắp xếp chứng từ theo cách thức mỗi cái là một bộ, với bí quyết này mỗi loại chứng từ sắp thành trật tự tăng lên dần theo ngày, tháng, năm; độc lập với nhau
Sắp sếp theo trật tự sau:
– Tờ khai thuế quý: GTGT, TNCN, MB, báo cáo SDHĐ BC26, BCTC….tất cả những gì liên quan tới việc khai thuế thì gộp lại thành một bộ thứ tự từ tháng một tới tháng mười hai, hoặc quý I tới quý IV
– Hóa đơn đầu vào: sắp xếp theo trật tự tăng lên dần theo ngày giống trên tờ khai thuế đã nộp cho cơ quan thuế quan thành một bộ có thứ tự từ tháng một tới tháng mười hai, hoặc quý I tới quý IV
– Hóa đơn đầu ra: sắp theo trật tự tăng lên dần theo ngày giống trên tờ khai thuế đã nộp cho cơ quan thuế quan thành một bộ trật tự từ tháng một _ tới tháng mười hai, hoặc quý I tới quý IV
– Chứng từ phiếu chi: Đóng gộp tất cả phiếu chi thành một tập từ tháng một đến tháng mười hai trong năm phát sinh nếu như phát sinh ít, nếu phát sinh nhiều thì một tháng là một quyển
– Chứng từ phiếu thu: Đóng gộp tất cả phiếu thu thành một tập từ tháng một đến tháng mười hai trong năm phát sinh nếu như phát sinh ít, nếu phát sinh nhiều thì một tháng là một quyển.
– Chứng từ ngân hàng: Đóng gộp tất cả thành một tập từ tháng một đến tháng mười hai trong năm nảy sinh nếu ít, nếu nhiều thì một tháng là một quyển
– Phiếu xuất kho: Đóng gộp tất cả thành một tập từ tháng một đến tháng mười hai trong năm nảy sinh nếu ít, nếu như phát sinh nhiều thì một tháng là một quyển
– Bảng phân bổ, khấu hao, Báo cáo Nhập – xuất – tồn:: 142,242,214, 152 (153;155;….): Đóng gộp tất cả thành một tập từ tháng một đến tháng mười hai trong năm phát sinh
– Chứng từ hạch toán: Đóng gộp tất cả phiếu hạch toán thành một tập từ tháng một đến tháng mười hai trong năm phát sinh nếu ít, nếu nhiều thì một tháng là một quyển
Nguồn: Mạng xã hội
Chúc các bạn thành công
Hãy đến với TRI THỨC VIỆT để trao dồi những kinh nghiệm nhé.
Tham gia khóa học bạn sẽ có cơ hội:
1. Được làm thực hành trên chứng từ, hóa đơn và sổ sách của doanh nghiệp.
2. Được cài đặt + tặng phần mềm kế toán Misa có bản quyền để hỗ trợ học tập
3. Được hướng dẫn và học thực tế trên Laptop (Mỗi học viên sẽ được hướng dẫn sửa bài thực hành riêng, cầm tay chỉ việc )
4. Học xong khóa học, học viên có kết quả bằng 2 năm kinh nghiệm.
5. Có thể làm được công việc của một kế toán tổng hợp,
+ Có thể kê khai thuế GTGT, TNCN, TNDN,
+ Làm sổ sách kế toán
+ Tính được giá thành sản xuất, xây dựng
+ Lập được báo cáo tài chính: bảng cân đối số phát sinh, bảng cân đôi kế toán, bảng lưu chuyển tiền tệ, …
+ Quyết toán thuế cuối năm: Quyết toán thuế TNDN, thuế TNCN
6. Được hỗ trợ tư vấn nghiệp vụ cả sau khi đã kết thúc khóa học
7. Được cập nhật kiến thực kế toán, cập nhật chính sách thuế mới nhất định kỳ sau khi kết thúc khóa học
Địa chỉ đào tạo kế toán thực tế uy tín tại Hà Nội
TIN HỌC – KẾ TOÁN TRI THỨC VIỆT
Cơ sở 1: Số 3E3, TT Đại Học Thương Mại, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội
( Gần nhà sách Trí Tuệ)
Cơ sở 2: Đối diện cổng chính Khu A, ĐH Công Nghiệp, Nhổn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Cơ sở 3: P1404B CC An Sinh, Mỹ Đình 1, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Tư vấn: 04.6652.2789 hoặc 0976.73.8989
Sơ đồ tới trung tâm đào tạo kế toán:Click vào đây xem chi tiết