NHỮNG LƯU Ý QUAN TRỌNG VỀ HÓA ĐƠN ĐẦU VÀO, ĐẦU RA
- Lượt xem: 1029
- Tweet
NHỮNG LƯU Ý QUAN TRỌNG VỀ HÓA ĐƠN ĐẦU VÀO, ĐẦU RA
Những lưu ý quan trọng về hóa đơn đầu vào, đầu ra. Các bạn học kế toán và đang làm kế toán thì chắc hẳn ai cũng biết về hóa đơn GTGT là chứng từ kế toán rất quan trọng cho dù là doanh nghiệp lớn hay nhỏ, chính vì thế mà khi xuất và nhận hóa đơn bạn cần phải kiểm tra kỹ càng những thông tin của cả hai bên. Trung tâm gia sư kế toán trưởng sẽ có một vài lưu ý về hóa đơn đầu ra, đầu vào mà bạn cần quan tâm nếu muốn làm đúng một phần công việc kế toán.
Kế toán thuế cần lưu ý về hóa đơn giá trị gia tăng.
1. Hóa đơn GTGT đầu vào.
Để hóa đơn GTGT được chấp nhận tính vào chi phí và được khấu trừ thuế khi nhận hóa đơn đầu vào kế toán cần chú ý, quy định chung về hóa đơn đủ điều kiện khấu trừ.
– Riêng hóa đơn mua vào có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên phải chuyển tiền qua ngân hàng thanh toán mới được khấu trừ thuế GTGT,
– Kế toán cần kiểm tra tính hợp lý hợp lệ của hóa đơn : Tên, địa chỉ, MST của đơn vị mình và hóa đơn không được tẩy xóa…
+ Thời điểm thanh toán : Người mua hàng chưa trả tiền thì vẫn được kê khai vào thuế GTGT và khấu trừ bình thường ( Tại thời điểm kê khai nếu chưa đến thời hạn thanh toán theo hợp đồng ), trường hợp đến thời hạn quyết toán, thanh toán đã hết mà vẫn chưa thanh toán phần tiền đã nợ thì phần thuế GTGT này sẽ bị loại ra và không được khấu trừ.
+ Phương thức thanh toán bù trừ : Dịch vụ/hàng hóa mua vào theo phương thức bù trừ giữa giá trị hàng hóa/dịch vụ mua vào hay bán ra cũng được coi là thanh toán qua Ngân hàng.
– Sau khi kế toán đã bù trừ công nợ mà phần giá trị còn lại được thanh toán bằng tiền có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên thì chỉ được khấu trừ thuế đối với trường hợp có chứng từ thanh toán qua Ngân hàng.
+ Hóa đơn mua cùng trong một ngày: Nếu trong cùng một ngày mua liên tiếp hàng hóa của một đơn vị nhưng chia nhỏ ra làm nhiều hóa đơn giá trị gia tăng giá trị dưới 20 triệu đồng để làm cơ sở thanh toán tiền mặt thì vẫn bị loại thuế giá trị gia tăng. Do vậy cần phải để ý khi nhận hóa đơn của một đơn vị trong một ngày xem số tiền mua bán có vượt quá 20 triệu đồng hay không.
+ Hóa đơn thanh toán làm nhiều lần: Trường hợp thanh toán nhiều lần hóa đơn đó thì tất cả các lần đều phải chuyển khoản qua Ngân hàng, kể cả lần đặt cọc đầu tiên để làm cơ sở cho việc mua bán.
– Nếu đã đặt cọc bằng tiền mặt và khấu trừ luôn vào tiền hàng thì yêu cầu nhà cung cấp trả lại tiền đặt cọc đó và chuyển trả lại cho nhà cung cấp qua Ngân hàng. Nếu không phần tiền mặt đó sẽ không được khấu trừ thuế giá trị gia tăng trong hóa đơn mua vào.
+ Chuyển tiền qua ngân hàng: Quy định số tiền viết hóa đơn nếu từ 20 triệu đồng trở lên có nghĩa là phải chuyển từ tài khoản Ngân hàng ACB sang tài khoản ngân hàng SHB là nhà cung cấp, do đó nếu chuyển tiền từ một tài khoản công ty khác hoặc chuyển tiền sang một tài khoản công ty người bán khác trên hóa đơn thì đều không được khấu trừ thuế GTGT.
– Chú ý khấu trừ đối với tài sản cố định : Nếu tài sản cố định là ô tô chở người từ 9 chỗ trở xuống (trừ ô tô sử dụng cho vào kinh doanh vận chuyển hàng hóa, hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn) có giá trị vượt trên 1,6 tỷ đồng thì số thuế giá trị gia tăng đầu vào tương ứng với phần trị giá vượt trên 1,6 tỷ đồng đó thì sẽ không được khấu trừ, nhưng nếu có ngành nghề là vận tải thì lại được khấu trừ.
Lưu ý : Đối với những hóa đơn của Doanh nghiệp mà kế toán đã kê khai năm trước nhưng lại hạch toán vào năm sau thì giá trị gia tăng của hóa đơn của năm đó sẽ không được khấu trừ.
– Khi bị mất hóa đơn đầu vào : Trường hợp này kế toán cần phải photo lại liên một sau đó xin xác nhận sao y bản chính của công ty xuất hóa đơn, gửi thông báo mất hóa đơn GTGT theo mẫu Mẫu số BC21/AC của Thông tư số 39/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định, tiến hành nộp phạt theo quy định, lúc này mới coi là hợp lệ và được khấu trừ thuế GTGT.
– Các hóa đơn thuê văn phòng : Theo quy định thì bắt buộc phải lên cơ quan thuế mua hóa đơn bán hàng để phát hành hóa đơn và phải nộp các loại thuế bao gồm thuế GTGT. Đặc biệt loại hóa đơn này không được khấu trừ thuế giá trị gia tăng, tuy nhiên một số kế toán ở một số đơn vị nhìn thấy trong bảng tính thuế của cơ quan thuế thì có phần thuế giá trị gia tăng nên lập vào bảng kê chứng từ(phần này sẽ bị loại bỏ khi quyết toán)
– Hóa đơn đối với dự án : Thuế giá trị gia tăng của một số dự án trong doanh nghiệp nếu đến thời điểm quyết toán đã bị hủy bỏ thì sẽ không được khấu trừ số thuế giá trị gia tăng đó. Cho nên, cần phải chuyển các chi phí đó sang các dự án đang hoạt động hoặc đã hoàn thành để tránh bị loại khoản thuế này.
2. Hóa đơn GTGT đầu ra.
– Khi viết nội dung trên hóa đơn GTGT kế toán cần phải lưu ý đến chữ khi viết nếu không sẽ đang ở một mức thuế suất thấp bị bắt nâng lên một mức thuế rất cao.
Ví dụ như ở một doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh vận tải trong thời kỳ được giảm thuế giá trị gia tăng GTGT cho hoạt động vận tải từ 10% xuống còn 5%. Nếu hóa đơn ghi là dịch vụ vận tải thì sẽ được hưởng mức thuế suất là 5% nhưng nếu ghi là cho thuê xe thì mức thuế suất sẽ lại là 10%.
– Phải kiểm tra lại toàn bộ hóa đơn GTGT xuất ra mỗi tháng, để chắc chắn không bỏ sót hóa đơn nào nếu bỏ sót thì ngay lập tức phải lập hóa đơn bổ sung và kê khai nộp thuế.
– Nếu trường hợp doanh nghiệp trả lương cho người lao động bằng sản phẩm hàng hóa thành phẩm của mình, xuất hàng biếu tặng, làm từ thiện…. đều phải xuất hóa đơn và kê khai nộp thuế GTGT.
– Nếu giám đốc thường xuyên đi công tác lâu ngày thì ủy quyền cho người bán hàng ký để tránh hóa đơn bị ký chậm trễ so với số hợp đồng.
– Các dòng thừa trên hóa đơn GTGT kế toán phải gạch chéo.
Lưu ý : Doang nghiệp chỉ được xuất hoá đơn đối với các hàng hóa dịch vụ đã được đăng ký trong giấy phép kinh doanh.
Hãy đến với TRI THỨC VIỆT để trao dồi những kinh nghiệm nhé.
Tham gia khóa học bạn sẽ có cơ hội:
1. Được làm thực hành trên chứng từ, hóa đơn và sổ sách của doanh nghiệp.
2. Được cài đặt + tặng phần mềm kế toán Misa có bản quyền để hỗ trợ học tập
3. Được hướng dẫn và học thực tế trên Laptop (Mỗi học viên sẽ được hướng dẫn sửa bài thực hành riêng, cầm tay chỉ việc )
4. Học xong khóa học, học viên có kết quả bằng 2 năm kinh nghiệm.
5. Có thể làm được công việc của một kế toán tổng hợp,
+ Có thể kê khai thuế GTGT, TNCN, TNDN,
+ Làm sổ sách kế toán
+ Tính được giá thành sản xuất, xây dựng
+ Lập được báo cáo tài chính: bảng cân đối số phát sinh, bảng cân đôi kế toán, bảng lưu chuyển tiền tệ, …
+ Quyết toán thuế cuối năm: Quyết toán thuế TNDN, thuế TNCN
6. Được hỗ trợ tư vấn nghiệp vụ cả sau khi đã kết thúc khóa học
7. Được cập nhật kiến thực kế toán, cập nhật chính sách thuế mới nhất định kỳ sau khi kết thúc khóa học
Địa chỉ đào tạo kế toán thực tế uy tín tại Hà Nội
TIN HỌC – KẾ TOÁN TRI THỨC VIỆT
Cơ sở 1: Số 3E3, TT Đại Học Thương Mại, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội
( Gần nhà sách Trí Tuệ)
Cơ sở 2: Đối diện cổng chính Khu A, ĐH Công Nghiệp, Nhổn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Cơ sở 3: P1404B CC An Sinh, Mỹ Đình 1, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Tư vấn: 04.6652.2789 hoặc 0976.73.8989
Sơ đồ tới trung tâm đào tạo kế toán:Click vào đây