Những điểm nhấn từ những đợt thanh tra, quyết toán thuế: Các công ty xây dựng
“Nuôi quân 3 năm, dùng 5 ngày” – cái nghiệp kế toán lấy kinh nghiệm làm bùa hộ thân, vì từ kinh nghiệm va vấp thì nghiệp kế toán mới được mài dũa sắc bén. Tiền là máu là khí huyết chảy lưu thông trong vận hành, còn nhân sự là khung xương xây dựng nên doanh nghiệp, cơ sở hạ tầng kiến trúc là da thịt, chiế lược kinh doanh là tinh hoa trí tuệ doanh nghiệp, trong đó bộ phận kế toán thuộc một phần của bộ não chỉ huy có nhiệm vụ thiết lập hệ thống sổ sách chứng từ, phân tích lãi lỗ, phục vụ công tác chiến lược ngắn hạn và dài hạn cho doanh nghiệp. Với nghiệp kế toán sau:
– Trước nắm vững lý thuyết hạch toán và chế độ kế toán
– Sau thành thạo đường đi nước bước lên sổ sách, các biểu mẫu của chế độ
– Kế là nắm rõ luật, thông tư, nghị định vận dụng tốt vào công tác kế toán của doanh nghiệp hiện hành
– Sau là công tác tham mưu, tư vấn kiểm soát tài chính doanh nghiệp
Kế toán doanh nghiệp lớn:
– Nội chính: tổ chức công tác kế toán, tham mưu tư vấn tài chính, kiểm soát tài chính
– Ngoại chính: làm việc với cơ quan thuế, thống kê, chức năng khác…
Sinh nghề, tử nghiệp vậy nên đã theo nghề thì cố gắng đến cùng vậy, công tác kế toán dân nhà kế cần mẫn làm từng ngày từng giờ và từng tháng, năm làm hoài không hết thành quả gom lại chỉ vỏn vẹn trong 5-7 ngày trình bày với các bác thuế. Nếu làm tốt thì không bàn luận, làm tệ thì thiệt hại vô cùng lên xuống cả tỷ đồng một chút sơ sót cũng làm thiệt hại doanh nghiệp vô cùng, trên đây xin gom lại những đợt quyết toán thuế các công ty liên quan đến lĩnh vực gia công cơ khí và xây dựng công trình mà mình đã quyết toán qua ming các bạn góp ý thêm, chia sẻ thêm kinh nghiệm để việc quyết toán và thanh tra thuế đối với doanh nghiệp được tốt hơn.
- Báo cáo thuế năm
+ Đối với báo cáo tài chính và các báo cáo năm:
– Photo báo cáo tài chính các năm
– Photo quyết toán thuế TNDN các năm
– Photo quyết toán thuế TNCN các năm
– Photo giấy phép kinh doanh
+ Đối với những năm nộp qua mạng thì:
– In toàn bộ ra thành 02 bản: 01 dùng lưu trữ, 01 bản gửi cán bộ thuế sau này
– Phải in tờ xác nhận đã nộp tờ khai qua mạng thành công của tổng cục thuế
+ Đối với Báo cáo thuế:
– Copy báo cáo thuế 12 các năm gộp lại 1 file excel: gồm bảng kê đầu ra và đầu vào
– Lọc một bản những hóa đơn > 20.000.000 để sẵn, nếu ghi chú được ngày thanh toán UNC càng tốt
– Photo sẵn các ủy nhiệm chi để sẵn đi kèm giải trình theo những hóa đơn > 20.000.000. Không làm trước thì sau này các cán bộ thuế vào cũng yêu cầu làm nên tiên phát chế nhân vẫn tốt hơn.
– Thuế vãng lai ngoại tỉnh thì photo các giấy rút tiền từ ngân sách nhà nước.
– Photo sẵn các giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước: thuế GTGT, TNDN, Môn bài, Phạt vi phạm hoặc khác…
- Hợp đồng kinh tế:
+ Hợp đồng kinh tế:
– Những hợp đồng kinh tế mà chưa xuất hóa đơn
– Những hợp đồng kinh tế mà đã xuất hóa đơn, nghiệm thu, thanh lý
+ Liệt kê danh sách các công trình:
– Danh sách công trình đang thi công dở dang còn treo TK 154
– Danh sách công trình đã thi công xong và hoàn thành nghiệm thu
– Thời gian từ ngày nào đến ngày nào kết thúc công trình, doanh thu bao nhiêu, thuế GTGT bao nhiêu
+ Sắp xếp:
– Hợp đồng kinh tế mà chưa xuất hóa đơn
– Những hợp đồng kinh tế mà đã xuất hóa đơn, nghiệm thu, thanh lý
+ Liệt kê danh sách các công trình:
– Danh sách công trình đang thi công dở dang còn treo TK 154
– Danh sách công trình đã thi công xong và hoàn thành nghiệm thu
– Thời gian từ ngày nào đến ngày nào kết thúc công trình, doanh thu bao nhiêu, thuế GTGT bao nhiêu…
+ Sắp xếp:
– Hợp đồng của năm nào sắp cho năm đó đóng vào bìa còng
– Các văn bản kèm theo hợp đồng: thanh lý, nghiệm thu, xác nhận khối lượng…
– Sắp xếp đầy đủ theo tuần tự hợp đồng đầu vào đã giao dịch trong năm: Kiểm tra các biên bản, giấy tờ của từng hợp đồng nếu có: hợp đồng, biên bản nghiệm thu hoặc giao nhận thanh lý hợp đồng, phiếu xuất kho bên bán, nếu tốt thì lập 1 file excel theo dõi ngày mua bán theo hợp đồng, giá trị, ngày ngày hóa đơn, ngày thanh toán = UNC là ngày nào… sau khi kiểm tra đầy đủ thì đóng thành quyển lưu trữ bìa còng cẩn thận.
+ Hợp đồng lao động:
– Hợp đồng lao động và hệ thống thang bảng lương: hợp đồng lao động, bảng lương, phải có chữ ký đầy đủ.
– Các quyết định bổ nhiệm, điều chuyển công tác, tăng lương và các văn bản khác liên quan đến lao động tiền lương.
- Thống kê Ủy nhiệm Chi:
– Lập 1 file danh sách theo dõi những hóa đơn > 20.000.000 chi tiết chuyển khoản ngày nào? Cho hóa đơn nào? Nếu thanh toán không theo hóa đơn thì phải gom chung công nợ đối tượng khách hàng đó lại và liệt kê ngày thanh toán.
– Photo tất cả những ủy nhiệm chi này đóng lại thành một cuốn bằng Kẹp Acco nhựa hoặc sắt.
- Sổ sách: in toàn bộ chi tiết và đầy đủ: sổ cái, nhật ký chung, cân đối phát sinh, kết quả doanh thu tháng, sổ quỹ các loại…
– Đóng quyển và bỏ vào thùng Carton xếp ngăn nắp, gọn gàng cho năm đó, xem ký tá, đóng dấu đã đầy đủ chưa mỗi năm 1 thùng không để lọn xọn.
Chuẩn bị sổ sách đã in hàng năm (theo hình thức NCK):
– Sổ nhật ký chung
– Sổ nhật ký bán hàng
– Sổ nhật ký mua hàng
– Sổ nhật ký chi tiền
– Sổ nhật ký thu tiền
– Sổ chi tiết công nợ phải thu cho tất cả khách hàng
– Sổ chi tiết công nợ phải trả cho tất cả các nhà cung cấp
– Biên bản xác nhận công nợ của từng đối tượng (nếu có) cuối năm:
– Sổ quỹ tiền mặt và sổ chi tiết ngân hàng
– Sổ các tài khoản: 131, 331, 111, 112, 152, 153, 154, 155, 211, 214,…621, 622, 627, 641, 642. Tùy theo doanh nghiệp sử dụng quyết dịnh 48 hoặc 15.
– – Sổ tổng hợp về tình hình tăng giảm tài sản cố định
– Sổ tổng hợp về tình hình tăng giảm công cụ dụng cụ
– Sổ khấu hao tài sản cố định
– Sổ khấu hao công cụ dụng cụ
– Thẻ kho/sổ chi tiết vật tư
– Bảng tổng hợp nhập xuất tồn từng kho: 152, 156, 155
– Toàn bộ chứng từ đã nhập đều phải in ra ký (đầy đủ chữ ký).
Lưu ý: số thứ tự các phiếu phải được đánh và sắp xếp tuần tự.
– Sổ sách đóng thành từng quyển, có nếu doanh nghiệp lớn, 1 tháng 1 cuốn, nếu doanh nghiệp nhỏ thì 1-2-3 ….12 tháng gom lại thành một quyển.
– Sau khi in sổ sách xong thì phải ký tá, đóng dấu đầy đủ.
– Sổ sách đóng dấu giáp lai sau khi in và ký tá xong (nếu cần thiết còn đa số bây giờ người ta ít đóng góp lại cho sổ sách lắm chỉ dùng cho văn bản giao dịch như hợp đồng hoặc khác mà thôi…)
- Khai báo thuế & chứng từ thu chi:
– Sắp xếp chứng từ gốc hàng tháng theo tuần tự của bảng kê thuế đầu vào – đầu ra đã in và nộp báo cáo cho cơ quan thuế hàng tháng: Bắt đầu từ tháng 1 đến tháng 12 của năm tài chính bao gồm:
- Tờ kê khai thuế GTGT hàng tháng
- Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn,
- Môn bài
- Báo cáo thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính hàng quý
- Các chứng từ gốc: hóa đơn đầu vào đầu ra và đã in và nộp báo cáo cho cơ quan thuế hàng tháng: bắt đầu từ tháng 1 đến tháng 12 của năm tài chính bao gồm:
– Tờ khai kê thuế GTGT hàng tháng
– Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn
– Môn bài
– Báo cáo thuế TNDN tạm tính hàng quý
– Các chứng từ gốc: hóa đơn đầu vào đầu ra được kẹp chung với tờ khai thuế GTGT hàng tháng đã nộp cho cơ quan thuế, được đóng thành quyển, mỗi tháng một quyển bằng Kẹp Acco
– Kiểm tra các chứng từ đi kèm: phiếu thu, phiếu chi, ủy nhiệm chi… của hóa đơn báo cáo trên bảng kê đã đầy đủ chưa?
……
CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG
Nguồn: Linkq
Hãy đến với TRI THỨC VIỆT để trao dồi những kinh nghiệm nhé.
Tham gia khóa học bạn sẽ có cơ hội:
1. Được làm thực hành trên chứng từ, hóa đơn và sổ sách của doanh nghiệp.
2. Được cài đặt + tặng phần mềm kế toán Misa có bản quyền để hỗ trợ học tập
3. Được hướng dẫn và học thực tế trên Laptop (Mỗi học viên sẽ được hướng dẫn sửa bài thực hành riêng, cầm tay chỉ việc )
4. Học xong khóa học, học viên có kết quả bằng 2 năm kinh nghiệm.
5. Có thể làm được công việc của một kế toán tổng hợp,
+ Có thể kê khai thuế GTGT, TNCN, TNDN,
+ Làm sổ sách kế toán
+ Tính được giá thành sản xuất, xây dựng
+ Lập được báo cáo tài chính: bảng cân đối số phát sinh, bảng cân đôi kế toán, bảng lưu chuyển tiền tệ, …
+ Quyết toán thuế cuối năm: Quyết toán thuế TNDN, thuế TNCN
6. Được hỗ trợ tư vấn nghiệp vụ cả sau khi đã kết thúc khóa học
7. Được cập nhật kiến thực kế toán, cập nhật chính sách thuế mới nhất định kỳ sau khi kết thúc khóa học
Địa chỉ đào tạo kế toán thực tế uy tín tại Hà Nội
TIN HỌC – KẾ TOÁN TRI THỨC VIỆT
Cơ sở 1: Số 3E3, TT Đại Học Thương Mại, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội
( Gần nhà sách Trí Tuệ)
Cơ sở 2: Đối diện cổng chính Khu A, ĐH Công Nghiệp, Nhổn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Cơ sở 3: P1404B CC An Sinh, Mỹ Đình 1, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Tư vấn: 04.6652.2789 hoặc 0976.73.8989
Sơ đồ tới trung tâm đào tạo kế toán:Click vào đây xem chi tiết
Comments
comments