Toàn bộ điểm mới TT95/2016/TT-BTC hướng dẫn đăng ký thuế

    Lượt xem: 1956

Toàn bộ điểm mới Thông tư 95/2016/TT-BTC hướng dẫn đăng ký thuế

Vừa qua, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 95/2016/TT-BTC hướng dẫn về đăng ký thuế thay thế Thông tư 80/2012/TT-BTC. Có thể nói Thông tư95/2016/TT-BTC là một trong những Thông tư mới quan trọng vì nó liên quan đến việc đăng ký mới mã số thuế cho cá nhân có thu nhập, đăng ký mã số thuế cho người phụ thuộc…

đăng ký thuế

Để giúp các bạn có nhu cầu tìm hiểu các vấn đề liên quan đến việc đăng ký thuế cũng như cho những người làm công tác về thuế nắm bắt rõ những quy định nào là mới tại Thông tư 95/2016/TT-BTC, sau đây sẽ là bài viết Toàn bộ điểm mới Thông tư 95/2016/TT-BTC hướng dẫn đăng ký thuế.

1. Phạm vi điều chỉnh

Bên cạnh việc sẽ hướng dẫn các hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký thuế; thay đổi thông tin đăng ký thuế; chấm dứt hiệu lực mã số thuế và trách nhiệm quản lý, sử dụng mã số thuế thì Thông tư 95/2016/TT-BTC còn hướng dẫn thêm về khôi phục mã số thuế, tạm ngừng kinh doanh, đăng ký thuế đối với trường hợp tổ chức lại, chuyển đổi mô hình hoạt động của tổ chức.

Ngoài ra, Thông tư này cũng nhấn mạnh việc đăng ký thuế trong 2 trường hợp:

– Nếu DN thành lập và hoạt động theo Luật DN thì đăng ký thuế cùng với việc đăng ký kinh doanh theo Luật doanh nghiệp và văn bản hướng dẫn về đăng ký DN.

– Các DN không thành lập và hoạt động theo Luật DN, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và những nội dung liên quan đến quản lý thuế, đăng ký thuế của DN thành lập theo Luật DN nhưng chưa được quy định tại Luật DN và văn bản hướng dẫn thì đăng ký thuế theo Luật quản lý thuế và hướng dẫn tại Thông tư này.

 (Căn cứ Điều 1 Thông tư 95/2016/TT-BTC)

2. Đối tượng áp dụng

Không dàn trải và sơ sài như Thông tư 80/2012/TT-BTC mà Thông tư 95 phân định đối tượng áp dụng của Thông tư này thành các nhóm chính: 1 – nhóm nộp thuế, 2 – nhóm được ủy nhiệm thu, 3 – nhóm người phụ thuộc, 4 – nhóm cơ quan thuế, 5 – nhóm cơ quan hải quan và 6 – nhóm các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Nhóm 1: Người nộp thuế, bao gồm DN, tổ chức, cá nhân sau:

– Công ty TNHH, Công ty cổ phần, Công ty hợp danh, DNTN đăng ký DN tại cơ quan đăng ký kinh doanh.

– DN hoạt động trong các lĩnh vực chứng khoán, bảo hiểm, kế toán, kiểm toán, luật sư, công chứng hoặc các lĩnh vực chuyên ngành khác không đăng ký DN qua cơ quan đăng ký kinh doanh.

– Đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang, tổ chức kinh tế của các tổ chức chính trị, chính trị xã hội, xã hội, xã hội nghề nghiệp hoạt động kinh doanh theo quy định pháp luật nhưng không phải đăng ký DN qua cơ quan đăng ký kinh doanh, tổ chức của các nước có chung đường biên giới đất liền với VN mua, bán, trao đổi hàng hóa tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế, hợp tác xã, tổ hợp tác được thành lập và tổ chức theo Luật hợp tác xã.

– Tổ chức được thành lập bởi cơ quan có thẩm quyền không hoạt động sản xuất, kinh doanh nhưng phát sinh nghĩa vụ với với ngân sách nhà nước.

– Tổ chức, cá nhân không phát sinh nghĩa vụ thuế nhưng được hoàn thuế, gồm:

+ Tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức ở Việt Nam sử dụng tiền viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại của nước ngoài mua hàng hóa, dịch vụ có thuế GTGT ở VN để viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo.

+ Các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại VN thuộc đối tượng được hoàn thuế GTGT đối với đối tượng hưởng ưu đãi miễn trừ ngoại giao.

+ Chủ dự án ODA thuộc diện được hoàn thuế GTGT, Văn phòng đại diện nhà tài trợ dự án ODA.

– Tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân tại VN, cá nhân nước ngoài hành nghề độc lập kinh doanh tại VN phù hợp với pháp luật VN có thu nhập phát sinh tại Việt Nam hoặc có phát sinh nghĩa vụ thuế tại VN.

– DN, tổ chức kinh tế, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm khấu trừ thuế và nộp thuế thay cho nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài, tổ chức có hợp đồng hoặc văn bản hợp tác kinh doanh với cá nhân nộp thay cho cá nhân.

– Người điều hành, công ty điều hành chung, DN liên doanh, nhà thầu, nhà đầu tư tham gia hợp đồng, hiệp định dầu khí, công ty mẹ – Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đại diện chủ nhà nhận phần lãi được chia từ các hợp đồng, hiệp định dầu khí và tổ chức được Chính phủ Việt Nam giao nhiệm vụ tiếp nhận phần được chia của VN thuộc các mỏ dầu khí tại vùng chồng lấn.

– Hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh và cung cấp hàng hóa, dịch vụ (bao gồm cả cá nhân của các nước có chung đường biên giới đất liền với VN mua bán, trao đổi hàng hóa tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu.

– Cá nhân có thu nhập thuộc diện chịu thuế TNCN (trừ cá nhân kinh doanh).

– Tổ chức và cá nhân khác có nghĩa vụ với ngân sách nhà nước.

– Tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập từ tiền lương, tiền công.

Nhóm 2: Tổ chức, cá nhân được cơ quan thuế ủy nhiệm thu.

Nhóm 3: Người nộp thuế đăng ký cho người phụ thuộc.

Nhóm 4: Cơ quan thuế, bao gồm: Tổng cục Thuế, Cục thuế, Chi cục Thuế.

Nhóm 5: Cơ quan hải quan, bao gồm: Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan, Chi cục Hải quan.

Nhóm 6: Cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

 (Căn cứ Điều 2 Thông tư 95/2016/TT-BTC)

3. Giải thích từ ngữ

Đây là một trong những điều khoản mới được bổ sung tại Thông tư 95/2016/TT-BTC nhằm làm rõ hơn các từ ngữ được sử dụng:

– Hệ thống ứng dụng đăng ký thuế: 1 cấu phần của Hệ thống ứng dụng quản lý thuế tập trung do Tổng Cục Thuế xây dựng, quản lý, sử dụng thống nhất trong toàn ngành thuế để thực hiện công tác quản lý thuế về đăng ký thuế.

– Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế được quy định tại Khoản 9 Điều 3 Thông tư 110/2015/TT-BTC hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế.

– Trang thông tin điện tử của Tổng cục Thuế có địa chỉ: http://www.gdt.gov.vn

(Căn cứ Điều 3 Thông tư 95/2016/TT-BTC)

4. Mã số thuế là một dãy gồm số, chữ cái và ký tự

Khác với mã số thuế trước đây chỉ bao gồm chữ số, mã số thuế quy định tại Thông tư 95/2016/TT-BTC là một dãy số, chữ cái hoặc ký tự do cơ quan quản lý thuế cấp cho người nộp thuế theo Luật quản lý thuế. Cụ thể, mã số thuế có cấu trúc như sau:

N1N2 N3N4N5N6N7N8N9 N10 – N11N12N13

Trong đó:

– N1N2: số phân khoảng tỉnh cấp mã số thuế được quy định theo danh mục mã phân khoảng tỉnh (áp dụng đối với MST cấp cho người nộp thuế là DN, tổ chức, hộ gia đình, nhóm cá nhân và cá nhân kinh doanh) hoặc số không phân khoảng tỉnh cấp MST (áp dụng đối với MST cấp cho các cá nhân khác)

– Các quy định đối với dãy N3N4N5N6N7N8N9 N10  và N11N12N13 không đổi so với Thông tư 80.

– Bỏ quy định “N1 đến N10 được cấp cho đơn vị chính và DN thành viên”

– Bổ sung quy định “Dấu ngạch ngang: đó là ký tự để phân tách nhóm 10 số đầu và nhóm 3 số cuối”

Lưu ý: Mã số thuế DN theo quy định tại Nghị định 78/2015/NĐ-CP là mã số thuế theo quy định tại Thông tư này.

 (Căn cứ Điều 4 Thông tư 95/2016/TT-BTC)

5. Cấp mã số thuế

+ Cá nhân được cấp 1 MST duy nhất để sử dụng trong suốt cuộc đời của cá nhân đó.  Người phụ thuộc của cá nhân được cấp MST để giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế TNCN.

MST cấp cho người phụ thuộc đồng thời cũng là MST của cá nhân đó khi phát sinh nghĩa vụ với ngân sách nhà nước.

+ MST cấp cho hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh là MST cấp cho cá nhân là đại diện hộ kinh doanh. Khi đại diện hộ kinh doanh chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự, hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh được cấp MST theo MST của đại diện hộ kinh doanh mới.

Nếu hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh, MST của đại diện hộ kinh doanh được sử dụng là MST của cá nhân đó.

+ Hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh khi thay đổi đại diện hộ kinh doanh phải thông báo với cơ quan thuế để cấp lại MST. Nếu đại diện hộ kinh doanh mới đã được cấp MST cá nhân thì sử dụng MST đó.

– MST 10 số được cấp cho ai?

Đó là các DN, tổ chức kinh tế, tổ chức khác có đầy đủ tư cách pháp nhân và tự chịu trách nhiệm về toàn bộ nghĩa vụ của mình trước pháp luật, đại diện hộ kinh doanh và các cá nhân khác theo quy định trên.

– MST 13 số được cấp cho ai?

+ Các chi nhánh, văn phòng đại diện của DN được cấp mã số đơn vị phụ thuộc của DN theo Luật DN, các đơn vị phụ thuộc của các tổ chức kinh tế, tổ chức khác được thành lập theo quy định pháp luật và có phát sinh nghĩa vụ thuế.

+ Nhà thầu, nhà đầu tư tham gia hợp đồng, hiệp định dầu khí, Công ty mẹ – Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đại diện nước chủ nhà nhận phần lãi được chia từ các hợp đồng, hiệp định theo quy định.

+ Các địa điểm kinh doanh của hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh trong trường hợp các địa điểm kinh doanh trên cùng địa bàn cấp huyện nhưng khác địa bàn cấp xã.

 (Căn cứ Khoản 1 Điều 5 Thông tư 95/2016/TT-BTC)

6. Cấp mã số thuế trong các trường hợp cụ thể

* Đối với người nộp thuế tham gia hợp đồng, hiệp định dầu khí:

– Công ty mẹ – Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đại diện nước chủ nhà nhận phần lãi được chia từ các hợp đồng dầu khí được cấp mã 13 số (theo MST 10 số của người điều hành hoặc công ty điều hành chung hoặc DN liên doanh của từng hợp đồng dầu khí) để kê khai, nộp thuế đối với phần lãi được chia.

Nếu chuyển nhượng làm thay đổi chủ sở hữu của nhà thầu đang nắm giữ quyền lợi tham gia trong hợp đồng dầu khí tại VN, nhà thầu đứng tên trong hợp đồng dầu khí tại VN có trách nhiệm sử dụng MST 13 số được cấp để kê khai, nộp thuế thay cho bên chuyển nhượng đối với phần thu nhập phát sinh có liên quan đến hợp đồng dầu khí ở VN và đăng ký thuế theo MST 10 số của người điều hành hoặc công ty điều hành chung hoặc DN liên doanh.

– Đối với tổ chức được Chính phủ VN giao nhiệm vụ tiếp nhận phần lãi dầu, khí được chia của VN thuộc các mỏ dầu khí tại vùng chồng lấn, được cấp 1 MST 10 số theo từng hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận hoặc giấy tờ tương đương khác để kê khai, nộp thuế cho từng hợp đồng.

* Đối với nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài đăng ký nộp thuế trực tiếp với cơ quan thuế:

Trường hợp nhà thầu nước ngoài liên danh với các tổ chức kinh tế Việt Nam để tiến hành kinh doanh tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng thầu và các bên tham gia liên danh thành lập ra Ban điều hành liên danh, Ban điều hành thực hiện hạch toán kế toán, có tài khoản tại ngân hàng và chịu trách nhiệm phát hành hoá đơn hoặc tổ chức kinh tế VN tham gia liên danh chịu trách nhiệm hạch tóan chung và chia lợi nhuận cho các bên tham gia liên danh thì Ban điều hành liên danh hoặc tổ chức kinh tế VN được cấp MST 10 số để kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế cho hợp đồng nhà thầu theo quy định pháp luật về thuế hiện hành.

* Đối với DN, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, cá nhân phải khấu trừ, nộp thuế thay cho nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài; tổ chức, cá nhân được cơ quan thuế ủy nhiệm thu; tổ chức nộp thay cho cá nhân hợp đồng, hợp tác kinh doanh:

+ Tổ chức, cá nhân có hợp đồng ủy nhiệm thu với cơ quan thuế được cấp 1 MST nộp thay để sử dụng cho việc nộp các khoản thuế đã thu của người nộp thuế vào ngân sách nhà nước.

+ Tổ chức có hợp đồng hoặc văn bản hợp tác kinh doanh với cá nhân nộp thay cho cá nhân được cấp 1 MST nộp thay để sử dụng cho việc nộp các khoản thuế đã thu của người nộp thuế vào ngân sách nhà nước.

+ MST nộp thay được sử dụng để nộp thay các khoản thuế theo quy định pháp luật về thuế trong quá trình hoạt động của người nộp thuế.

Khi người nộp thuế thay đổi thông tin đăng ký thuế theo quy định thì thông tin tương ứng của MST nộp thay sẽ được cơ quan thuế cập nhật.

Khi người nộp thuế chấm dứt hiệu lực của MST thì đồng thời MST nộp thay cũng bị chấm dứt hiệu lực.

* Lưu ý đối với cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ủy quyền đăng ký thuế qua cơ quan chi trả thu nhập:

– Cá nhân có phát sinh thu nhập từ tiền lương, tiền công tại cơ quan chi trả thu nhập được ủy quyền cho cơ quan chi trả thu nhập thực hiện thủ tục đăng ký thuế, đăng ký người phụ thuộc với cơ quan thuế thay cho cá nhân.

– Cá nhân có trách nhiệm cung cấp các giấy tờ của cá nhân, người phụ thuộc theo quy định cho cơ quan chi trả thu nhập nhận ủy quyền; cơ quan chi trả thu nhập phải đăng ký thuế, đăng ký người phụ thuộc theo ủy quyền của cá nhân.

– Cá nhân cùng lúc nộp thuế TNCN qua nhiều cơ quan chi trả thu nhập chỉ ủy quyền đăng ký thuế tại 1 cơ quan chi trả thu nhập để được cấp MST. Cá nhân thông báo MST của mình với các cơ quan chi trả thu nhập khác để các cơ quan chi trả thu nhập sử dụng vào việc kê khai, nộp thuế.

 (Căn cứ Khoản 3, 4 Điều 5 Thông tư 95/2016/TT-BTC)

7. Sử dụng mã số thuế

– Người nộp thuế sử dụng MST để khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế và thực hiện các thủ tục về thuế khác đối với tất cả các nghĩa vụ phải nộp ngân sách nhà nước, kể cả trường hợp người nộp thuế sản xuất, kinh doanh tại nhiều địa bàn khác nhau.

– DN, tổ chức đã được cấp MST nếu phát sinh các hoạt động sản xuất, kinh doanh mới hoặc mở rộng kinh doanh sang địa bàn tỉnh, thành phố khác nhưng không lập chi nhánh hoặc đơn vị trực thuộc hoặc có cơ sở sản xuất trực thuộc trên địa bàn khác tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở chính, thuộc đối tượng được hạch toán khoản thu của ngân sách nhà nước theo Luật quản lý thuế, thì sử dụng MST đã cấp để khai thuế, nộp thuế với cơ quan thuế tại địa bàn nơi phát sinh hoạt động kinh doanh mới hoặc mở rộng kinh doanh.

– Hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh có từ 2 địa điểm kinh doanh trở lên và mỗi địa điểm kinh doanh do một cơ quan thuế quản lý thì sử dụng MST đã cấp để kê khai, nộp thuế với cơ quan thuế tại địa bàn nơi có địa điểm kinh doanh.

– Cá nhân đã được cấp MST cá nhân, khi phát sinh hoạt động kinh doanh, nếu cá nhân là đại diện hộ kinh doanh thì sử dụng MST của mình để kê khai, nộp thuế cho hoạt động kinh doanh và ngược lại.

– Chủ DNTN phải sử dụng MST cá nhân của mình để kê khai, nộp thuế và quyết toán thuế TNCN của bản thân chủ DNTN.

Nếu DNTN phát sinh nghĩa vụ khấu trừ, nộp thay thuế TNCN cho các cá nhân làm việc tại DNTN thì sử dụng MST của DNTN để kê khai, khấu trừ, nộp thay.

– Cá nhân là người phụ thuộc khi phát sinh nghĩa vụ phải nộp ngân sách nhà nước thì sử dụng MST đã được cấp cho người phụ thuộc để khai thuế, nộp thuế đối với các nghĩa vụ phát sinh phải nộp ngân sách nhà nước.

Cơ quan thuế căn cứ vào hồ sơ phát sinh nghĩa vụ thuế lần đầu, thực hiện chuyển MST của người phụ thuộc thành MST của người nộp thuế để hạch toán nghĩa vụ thuế cho người nộp thuế.

 (Căn cứ Khoản 2 Điều 5 Thông tư 95/2016/TT-BTC)

8. Thời hạn đăng ký thuế của người nộp thuế

– Tổ chức, cá nhân không hoạt động sản xuất, kinh doanh có phát sinh nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước hoặc được hoàn thuế thực hiện đăng ký thuế cùng với thời hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc thời hạn nộp hồ sơ hoàn thuế lần đầu theo Luật quản lý thuế.

– Hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh đăng ký thuế cùng với thời hạn nộp hồ sơ khai thuế lần đầu. Nếu được cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh thì hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh phải đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.

– Cá nhân nộp thuế TNCN đăng ký thuế cho người phụ thuộc cùng với thời hạn thực hiện thủ tục đăng ký giảm trừ gia cảnh theo quy định pháp luật thuế TNCN.

– Cơ quan chi trả thu nhập đăng ký thuế cho cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công và đăng ký thuế cho người phụ thuộc của cá nhân 1 lần trong năm chậm nhất là 10 ngày làm việc trước thời điểm nộp hồ sơ quyết toán thuế TNCN hàng năm.

 (Căn cứ Khoản 2, 3, 4, 5 Điều 6 Thông tư 95/2016/TT-BTC)

9. Hồ sơ đăng ký thuế

Bổ sung quy định hồ sơ đăng ký thuế đối với hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh:

– Đối với hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh của các nước có chung đường biên giới đất liền với Việt Nam thực hiện hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu:

+ Tờ khai đăng ký mẫu số 03-ĐK-TCT và các bảng kê (nếu có).

+ Bản sao không yêu cầu chứng thực 1 trong các giấy tờ còn hiệu lực như sau: Giấy chứng minh thư biên giới, Giấy thông hành xuất nhập cảnh vùng biên giới, Hộ chiếu hoặc Giấy tờ có giá trị xuất nhập cảnh khác được cấp theo quy định pháp luật của nước có chung biên giới (đối với cá nhân kinh doanh).

+ Bản sao không yêu cầu chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp (đối với cá nhân kinh doanh).

+ Bản sao không yêu cầu chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật của nước có chung biên giới (đối với hộ kinh doanh).

– Trường hợp đại diện hộ kinh doanh đã được cấp MST cá nhân, khi phát sinh hoạt động kinh doanh:

+ Tờ khai đăng ký thuế mẫu số 03-ĐK-TCT và các bảng kê (nếu có). Trên tờ khai ghi MST của đại diện hộ kinh doanh đã được cấp.

+ Bản sao không yêu cầu chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh (nếu có).

– Đối với người nộp thuế là hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh đăng ký thuế thông qua hồ sơ khai thuế, chưa có MST phải gửi kèm theo hồ sơ khai thuế lần đầu 1 trong các hồ sơ sau:

+ Hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh, trừ trường hợp ở các nước có chung đường biên giới đất liền với Việt Nam:

i. Bản sao không yêu cầu chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh (nếu có).

ii. Bản sao không yêu cầu chứng thực Thẻ căn cước công dân hoặc Giấy CMND còn hiệu lực (đối với cá nhân là người có quốc tịch Việt Nam); bản sao không yêu cầu chứng thực Hộ chiếu còn hiệu lực (đối với cá nhân là người có quốc tịch nước ngoài và người Việt Nam sống ở nước ngoài)

+ Hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh của các nước có chung đường biên giới đất liền với VN thực hiện hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu:

i. Bàn sao không yêu cầu chứng thực 1 trong các giấy tờ còn hiệu lực như: Giấy chứng minh thư biên giới, Giấy thông hành xuất nhập cảnh vùng biên giới, Hộ chiếu hoặc Giấy tờ có giá trị xuất nhập cảnh khác được cấp theo quy định pháp luật của nước có chung biên giới (đối với cá nhân kinh doanh).

ii. Bản sao không yêu cầu chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền của VN cấp (đối với cá nhân kinh doanh).

iii. Bản sao không yêu cầu chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật của nước có chung biên giới (đối với hộ kinh doanh).

Tinh gọn hồ sơ đăng ký thuế nếu người nộp thuế là nhà thầu, nhà đầu tư tham gia hợp đồng dầu khí:

– Đối với người điều hành, công ty điều hành chung và DN liên doanh, tổ chức được Chính phủ VN giao nhiệm vụ tiếp nhận phần lãi được chia của VN thuộc các mỏ dầu khí tại vùng chồng lấn:

+ Tờ khai đăng ký thuế mẫu số 01-ĐK-TCT và bảng kê nhà thầu, nhà đầu tư dầu khí mẫu số 01-ĐK-TCT-BK05, bảng kê tài khoản ngân hàng mẫu số 01-ĐK-TCT-BK06.

+ Bản sao không yêu cầu chứng thực Giấy chứng nhận đầu tư, hoặc Giấy phép đầu tư.

– Đối với nhà thầu, nhà đầu tư dầu khí (bao gồm cả nhà thầu nhận phần lãi được chia): Tờ khai đăng ký mẫu số 02-ĐK-TCT.

– Đối với Công ty mẹ – Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đại diện nước chủ nhà nhận phần lãi được chia từ các hợp đồng dầu khí: Tờ khai đăng ký mẫu số 02-ĐK-TCT.

Bổ sung các hồ sơ đối với người nộp thuế là tổ chức, cá nhân khấu trừ nộp thay:

– Tờ khai đăng ký thuế mẫu số 04.1-ĐK-TCT.

– Bảng kê các nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài nộp thuế thông qua Bên Việt Ban mẫu số 04.1-ĐK-TCT-BK (đối với trường hợp bên Việt Nam nộp thay thuế nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài).

– Bản sao hợp đồng hợp tác kinh doanh (đối với trường hợp tổ chức nộp thay cho cá nhân hợp đồng, hợp tác kinh doanh)

Bổ sung hồ sơ đối với người nộp thuế là cá nhân thuộc diện nộp thuế TNCN và các loại thuế khác:

– Đối với cá nhân nộp hồ sơ đăng ký thuế trực tiếp tại cơ quan thuế: không thay đổi so với trước đây.

– Đối với cá nhân nộp hồ sơ đăng ký thuế với cơ quan chi trả thu nhập:

Cá nhân gửi văn bản ủy quyền và giấy tờ của cá nhân:

– Bản sao không yêu cầu chứng thực Thẻ căn cước công dân hoặc Giấy CMND còn hiệu lực (đối với cá nhân là người có quốc tịch Việt Nam).

– Bản sao không yêu cầu chứng thực Hộ chiếu còn hiệu lực (đối với cá nhân là người có quốc tịch nước ngoài và người Việt Nam sống ở nước ngoài) cho cơ quan chi trả thu nhập.

Cơ quan chi trả thu nhập tổng hợp thông tin đăng ký thuế của cá nhân vào tờ khai đăng ký thuế tổng hợp cho cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công thông qua cơ quan chi trả thu nhập mẫu số 05-ĐK-TH-TCT (trên tờ khai đánh dấu vào ô “Đăng ký thuế” và ghi đầy đủ các thông tin) và gửi qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.

Bổ sung hồ sơ đăng ký thuế đối với người nộp thuế là cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam:

Ngoài việc phải có tờ khai đăng ký thuế theo mẫu 06-ĐK-TCT thì còn cần phải có Bảng kê viên chức ngoại giao thuộc đối tượng được hoàn thuế GTGT theo mẫu số 06-ĐK-TCT-BK01.

Bổ sung hồ sơ đăng ký thuế đối với các đối tượng sau:

– Đối với người nộp thuế là tổ chức, cá nhân không phát sinh nghĩa vụ nộp thuế nhưng được hoàn thuế (trừ cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế Việt Nam) và tổ chức không hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng có phát sinh nghĩa vụ thuế:

Tờ khai đăng ký thuế mẫu 01-ĐK-TCT, trong đó người nộp thuế chỉ khai các chỉ tiêu 1, 2, 3, 4, 9, 10, 12, 14, 15.

– Đối với người nộp thuế là cá nhân thông qua hồ sơ khai thuế, trừ trường hợpđó hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh đăng ký thuế thông qua hồ sơ khai thuế, chưa có MST:

i. Đối với cá nhân có nghĩa vụ thuế sử dụng đất phi nông nghiệp chưa có MST, cơ quan cấp MST khi nhận hồ sơ khai thuế sử dụng đất phi nông nghiệp lần đầu của cá nhân.

ii. Đối với cá nhân chuyển nhượng BĐS chưa có MST, cơ quan thuế cấp MST cho cá nhân căn cứ trên thông tin cá nhân tại hồ sơ chuyển nhượng BĐS.

iii. Đối với cá nhân nộp hồ sơ cấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất chưa có MST, cơ quan thuế cấp MST cho cá nhân căn cứ trên thông tin cá nhân tại hồ sơ cấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.

iv. Đối với các khoản thu phát sinh không thường xuyên của cá nhân như lệ phí trước bạ đối với ô tô, xe máy, tàu thuyền hoặc các khoản thu phát sinh không thường xuyên khác chưa có MST, cơ quan thuế cấp MST cho cá nhân căn cứ trên thông tin cá nhân tại hồ sơ khai thuế để quản lý thuế.

– Đối với người nộp thuế là cá nhân thuộc diện nộp thuế TNCN và các loại thuế khác:

i. Trường hợp đăng ký thuế trực tiếp tại cơ quan thuế:

+ Tờ khai đăng thuế mẫu số 05-ĐK-TCT.

+ Bản sao không yêu cầu chứng thực Thẻ căn cước công dân hoặc Giấy CMND còn hiệu lực (đối với cá nhân là người có quốc tịch Việt Nam); bản sao không yêu cầu chứng thực Hộ chiếu còn hiệu lực (đối với cá nhân là người có quốc tịch nước ngoài và người Việt Nam sống ở nước ngoài)

ii. Trường hợp đăng ký thuế tại cơ quan chi trả thu nhập:

Văn bản ủy quyền và giấy tờ cá nhân (bản sao không yêu cầu chứng thực Thẻ căn cước công dân hoặc Giấy CMND còn hiệu lực  – đối với cá nhân là người có quốc tịch Việt Nam, bản sao không yêu cầu chứng thực Hộ chiếu còn hiệu lực – đối với cá nhân là người có quốc tịch nước ngoài và người Việt Nam sống ở nước ngoài) cho cơ quan chi trả thu nhập.

Cơ quan chi trả thu nhập tổng hợp thông tin đăng ký thuế của cá nhân vào tờ khai đăng ký thuế tổng hợp cho cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công thông qua cơ quan chi trả thu nhập mẫu 05-ĐK-TH-TCT (trên tờ khai đánh dấu vào ô “Đăng ký thuế” và ghi đầy đủ các thông tin) và gửi qua Cổng thông tin điện tử của Tổng Cục Thuế.

– Người phụ thuộc để giảm trừ gia cảnh của người nộp thuế:

+ Cá nhân thuộc diện nộp thuế TNCN nộp hồ sơ đăng ký thuế cho người phụ thuộc trực tiếp tại cơ quan thuế:

Tờ khai đăng ký người phụ thuộc của cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công mẫu 20-ĐK-TCT (trên tờ khai đánh dấu vào ô “Đăng ký thuế” và ghi đầy đủ các thông tin).

Bản sao không yêu cầu chứng thực Thẻ căn cước công dân hoặc Giấy CMND còn hiệu lực – đối với người phụ thuộc có quốc tịch Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên hoặc Giấy khai sinh còn hiệu lực – đối với cá nhân là người phụ thuộc có quốc tịch Việt Nam dưới 14 tuổi; bản sao không yêu cầu chứng thực Hộ chiếu hoặc Giấy khai sinh còn hiệu lực – đối với cá nhân là người phụ thuộc có quốc tịch nước ngoài và người Việt Nam sống ở nước ngoài.

+ Cá nhân thuộc diện nộp thuế TNCN đăng ký thuế cho người phụ thuộc qua cơ quan chi trả thu nhập:

Văn bản ủy quyền và giấy tờ của người phụ thuộc (bản sao không yêu cầu chứng thực Thẻ căn cước công dân hoặc Giấy CMND còn hiệu lực – đối với người phụ thuộc có quốc tịch Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên hoặc Giấy khai sinh còn hiệu lực – đối với cá nhân là người phụ thuộc có quốc tịch Việt Nam dưới 14 tuổi; bản sao không yêu cầu chứng thực Hộ chiếu hoặc Giấy khai sinh còn hiệu lực – đối với cá nhân là người phụ thuộc có quốc tịch nước ngoài và người Việt Nam sống ở nước ngoài) cho cơ quan chi trả thu nhập.

Sau đó, cơ quan chi trả thu nhập tổng hợp hồ sơ đăng ký thuế cho người phụ thuộc và gửi Tờ khai đăng ký thuế này theo mẫu 20-ĐKT-TH-TCT (trên tờ khai đánh dấu vào ô “Đăng ký thuế” và ghi đầy đủ các thông tin) qua Cổng thông tin điện tử của Tổng Cục thuế hoặc bằng giấy.

 (Căn cứ Khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 Điều 7 Thông tư 95/2016/TT-BTC)

10. Địa điểm nộp hồ sơ đăng ký thuế

Làm rõ một số nội dung sau so với Thông tư 80/2012/TT-BTC:

– DN, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, cá nhân phải khấu trừ và nộp thay thuế cho nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài, tổ chức nộp thay cho cá nhân hợp đồng, hợp tác kinh doanh và tổ chức, cá nhân được cơ quan thuế ủy nhiệm thu nộp hồ sơ đăng ký thuế tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

– Tổ chức khác nộp hồ sơ đăng ký thuế tại:

Cục Thuế nơi tổ chức đóng trụ sở đối với tổ chức do cơ quan trung ương và cơ quan cấp tỉnh ra quyết định thành lập.

Chi Cục Thuế nơi tổ chức đóng trụ sở đối với tổ chức do cơ quan cấp huyện ra quyết định thành lập.

– Cá nhân nộp thuế TNCN thông qua cơ quan chi trả thu nhập nếu có ủy quyền cho cơ quan chi trả đăng ký thuế cho bản thân và cho người phụ thuộc thì nộp hồ sơ đăng ký thuế tại cơ quan chi trả thu nhập. Cơ quan này có trách nhiệm tổng hợp tờ khai của từng cá nhân để nộp cho cơ quan quản lý thuế trực tiếp.

– Cá nhân thuộc diện nộp thuế TNCN, cá nhân đăng ký thuế cho người phụ thuộc nộp trực tiếp không qua cơ quan chi trả thu nhập, nộp hồ sơ đăng ký thuế tại các điểm tương ứng với từng trường hợp:

+ Tại Cục thuế – nơi cá nhân có địa chỉ thường trú tại Việt Nam đối với cá nhân nước ngoài sử dụng tiền viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại của nước ngoài mua hàng hóa, dịch vụ có thuế GTGT ở Việt Nam để viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo.

+ Tại Cục thuế trực tiếp quản lý nơi cá nhân làm việc đối với cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công do các tổ chức Quốc tế, Đại sứ quán, Lãnh sự quán tại Việt Nam trả nhưng tổ chức này chưa khấu trừ thuế.

+ Tại Cục thuế – nơi phát sinh công việc tại Việt Nam đối với cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công do các tổ chức, cá nhân trả từ nước ngoài (trường hợp cá nhân không làm việc tại Việt Nam).

+ Tại Chi cục Thuế – nơi cá nhân cư trú (nơi đăng ký thường trú hoặc tạm trú)

– Hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh đăng thuế tại Chi cục Thuế – nơi đặt trụ sở chính.

– Các cá nhân khác có nghĩa vụ nộp NSNN đăng ký thuế tại Chi cục thuế – nơi cá nhân có phát sinh nghĩa vụ với ngân sách nhà nước (chuyển nhượng bất động sản, cấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, lệ phí trước bạ ô tô, xe máy, tàu thuyền…)

(Căn cứ Khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7 Điều 8 Thông tư 95/2016/TT-BTC)

11. Thời hạn giải quyết hồ sơ đăng ký thuế

Chậm nhất không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan thuế nhận đựơc hồ sơ đăng ký thuế đầy đủ theo quy định của người nộp thuế.

(Căn cứ Khoản 2 Điều 9 Thông tư 95/2016/TT-BTC)

12. Cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuế

– Bổ sung quy định về Giấy chứng nhận MST cá nhân:

Trường hợp cá nhân ủy quyền cho cơ quan chi trả thu nhập đăng ký thuế: Cơ quan thuế trả Thông báo danh sách MST của cá nhân đăng ký thuế qua cơ quan chi trả thu nhập mẫu 14-MST bằng giấy hoặc qua Cổng thông tin điện tử của Tổng Cục Thuế.

Cơ quan chi trả thu nhập phải thông báo MST cho từng cá nhân hoặc lý do chưa được cấp MST để cá nhân điều chỉnh, bổ sung thông tin để được cấp MST.

Nếu cá nhân ủy quyền đăng ký thuế qua cơ quan chi trả thu nhập và cá nhân đăng ký thuế qua hồ sơ khai thuế có văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận MST cá nhân gửi đến cơ quan thuế thì cơ quan thuế cấp Giấy chứng nhận MST cá nhân cho cá nhân.

– Bổ sung quy định Thông báo MST người phụ thuộc:

Cá nhân có thu nhập thuộc diện chịu thuế TNCN từ tiền lương, tiền công đăng ký thuế cho người phụ thuộc nộp hồ sơ đăng ký thuế trực tiếp tại cơ quan thuế đầy đủ theo quy định được cơ quan thuế cấp “Thông báo MST người phụ thuộc” mẫu 21-MST.

Nếu cá nhân ủy quyền cho cơ quan chi trả thu nhập đăng ký thuế cho người phụ thuộc: cơ quan thuế trả Thông báo danh sách MST của người phụ thuộc đăng ký thuế qua cơ quan chi trả thu nhập mẫu 22-MST bằng giấy hoặc qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.

Cơ quan chi trả thu nhập phải thông báo MST cho từng cá nhân hoặc lý do chưa cấp MST để cá nhân điều chỉnh, bổ sung thông tin để được cấp MST theo quy định.

(Căn cứ Khoản 2, 4 Điều 10 Thông tư 95/2016/TT-BTC)

13. Thời hạn cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký thuế chỉ 02 ngày làm việc

Cơ quan thuế cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký thuế, Thông báo MST trong vòng 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị của người nộp thuế đầy đủ theo quy định.

Trước đây, Thông tư 80 quy định thời hạn này là 03 ngày làm việc.

(Căn cứ Khoản 2 Điều 11 Thông tư 95/2016/TT-BTC)

14. Hướng dẫn chi tiết về trách nhiệm, thời hạn và bổ sung hướng dẫn địa điểm nộp hồ sơ thay đổi thông tin đăng ký thuế của người nộp thuế

– Về trách nhiệm:

Bổ sung quy định “Nếu các DN, đơn vị trực thuộc của DN thay đổi địa chỉ trụ sở kinh doanh dẫn đến thay đổi cơ quan thuế quản lý, trước khi đăng ký thay đổi thông tin với cơ quan đăng ký kinh doanh, DN phải thông báo thay đổi thông tin và thực hiện các thủ tục liên quan về thuế với cơ quan thuế quản lý trực tiếp.”

– Về thời hạn và địa điểm nộp hồ sơ thay đổi thông tin: chi tiết hướng dẫn so với trước

Tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh và cá nhân khác đã đăng ký thuế với cơ quan thuế, khi thay đổi 1 trong các thông tin trên tờ khai đăng ký thuế, bảng kê kèm theo tờ khai đăng ký thuế phải thực hiện thủ tục thay đổi thông tin đăng ký thuế với cơ quan thuế quản lý trực tiếp trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày phát sinh thông tin thay đổi.

+ Nếu người nộp thuế thay đổi địa chỉ trụ sở kinh doanh dẫn đến thay đổi cơ quan thuế quản lý: trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày đựơc Thông báo người nộp thuế chuyển địa điểm (mẫu 09-MST) của cơ quan thuế nơi chuyển đi, người nộp thuế phải đăng ký với cơ quan thuế nơi chuyển đến.

+ Người nộp thuế là hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh và cá nhân khác có thay đổi thông tin đăng ký thuế thông qua hồ sơ khai thuế thì khai báo với cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

Cơ quan thuế căn cứ hồ sơ khai thuế của hộ gia đình, cá nhân để cập nhật thông tin thay đổi cho người nộp thuế.

+ Người nộp thuế là cá nhân ủy quyền cho cơ quan chi trả thu nhập đăng ký thuế, khi thay đổi thông tin đăng ký thuế của cá nhân và người phụ thuộc, cá nhân phải khai báo với cơ quan chi trả thu nhập.

Cơ quan chi trả thu nhập phải tổng hợp và gửi hồ sơ thông tin thay đổi của các cá nhân ủy quyền đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp một lần trong năm, chậm nhất 10 ngày làm việc trước thời điểm nộp hồ sơ quyết toán thuế TNCN hàng năm.

+ Cá nhân có phát sinh thu nhập chịu thuế TNCN (trừ cá nhân kinh doanh) khi thay đổi địa chỉ dẫn đến thay đổi cơ quan thuế quản lý không phải thực hiện thủ tục chuyển địa điểm, chỉ đăng ký thay đổi thông tin đăng ký thuế.

– DN, tổ chức kinh tế, tổ chức khác và cá nhân có MST nộp thay, khi thay đổi thông tin đăng ký thuế thì các thông tin tương ứng của MST nộp thay được Hệ thống ứng dụng đăng ký thuế tự động cập nhật theo MST của người nộp thuế.

Các thủ tục chuyển nghĩa vụ thuế đối với MST nộp thay được thực hiện tương tự và cùng thời điểm với thủ tục chuyển nghĩa vụ của người nộp thuế.

(Căn cứ Điều 12 Thông tư 95/2016/TT-BTC)

15. Hướng dẫn chi tiết hồ sơ thay đổi thông tin đăng ký thuế

Làm rõ trường hợp thay đổi thông tin đăng ký không làm thay đổi cơ quan thuế quản lý:

+ Tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh và cá nhân khác thay đổi thông tin đăng ký thuế trừ thông tin địa chỉ trụ sở.

+ Tổ chức kinh tế, tổ chức khác do Cục Thuế quản lý thay đổi địa chỉ trụ sở trong phạm vi cùng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

+ Tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh do Chi cục Thuế quản lý thay đổi địa chỉ trụ sở trong phạm vi cùng quận, huyện, thành phố trực thuộc tỉnh.

Tùy thuộc người nộp thuế là ai thì sẽ phải nộp hồ sơ thay đổi thông tin đăng ký thuế tương ứng đối với trường hợp không làm thay đổi cơ quan thuế quản lý, khác với Thông tư 80 đánh đồng hồ sơ cần phải có với tất cả người nộp thuế:

– Nếu người nộp thuế là tổ chức kinh tế, tổ chức khác (kể cả đơn vị trực thuộc):

+ Tờ khai điều chỉnh thông tin đăng ký thuế mẫu 08-MST.

+ Bản sao không yêu cầu chứng thực Giấy phép thành lập và hoạt động, hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động đơn vị trực thuộc, hoặc Quyết định thành lậo, hoặc Giấy phép tương đương do cơ quan có thẩm quyền cấp nếu thông tin đăng ký thuế trên các Giấy tờ này có thay đổi.

– Nếu người nộp thuế là hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh (thay đổi thông tin đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế):

+ Tờ khai điều chỉnh thông tin đăng ký thuế mẫu 08-MST.

+ Bản sao không yêu cầu chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh nếu thông tin đăng ký thuế trên Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh có thay đổi.

+ Bản sao không yêu cầu chứng thực Thẻ căn cước công dân hoặc CMND còn hiệu lực (đối với cá nhân là người có quốc tịch Việt Nam); bản sao không yêu cầu chứng thực hộ chiếu còn hiệu lực (đối với cá nhân là người có quốc tịch nước ngoài và người Việt Nam sống ở nước ngoài) nếu thông tin đăng ký thuế trên các Giấy tờ này có thay đổi.

– Nếu người nộp thuế là cá nhân có phát sinh thu nhập chịu thuế TNCN, trừ cá nhân kinh doanh:

Trường hợp thay đổi trực tiếp với cơ quan thuế:

+ Tờ khai điều chỉnh thông tin đăng ký thuế mẫu 08-MST để thay đổi thông tin cho cá nhân người nộp thuế và người phụ thuộc.

+ Bản sao không yêu cầu chứng thực Thẻ căn cước công dân hoặc CMND còn hiệu lực (đối với cá nhân là người có quốc tịch Việt Nam); hộ chiếu còn hiệu lực (đối với cá nhân là người có quốc tịch nước ngoài và người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài) nếu thông tin đăng ký thuế của cá nhân trên các Giấy tờ này có thay đổi.

+ Bản sao không yêu cầu chứng thực Thẻ căn cước công dân hoặc CMND còn hiệu lực (đối với người phụ thuộc có quốc tịch Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên) hoặc Giấy khai sinh (đối với người phụ thuộc có quốc tịch Việt Nam dưới 14 tuổi); bản sao không yêu cầu chứng thực hộ chiếu hoặc Giấy khai sinh còn hiệu lực (đối với cá nhân là người có quốc tịch nước ngoài và người Việt Nam sống ở nước ngoài) nếu thông tin đăng ký thuế của người phụ thuộc trên các Giấy tờ này có thay đổi.

Trường hợp thay đổi qua cơ quan chi trả thu nhập:

Nếu thay đổi thông tin cá nhân người nộp thuế: Bản sao không yêu cầu chứng thực các giấy tờ có thay đổi thông tin liên quan đến đăng ký thuế cho cơ quan chi trả thu nhập.

Cơ quan này lập Tờ khai đăng ký thuế tổng hợp cho cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công thông qua cơ quan chi trả thu nhập mẫu 05-ĐK-TH-TCT. Lưu ý: trên tờ khai đánh dấu vào ô “Thay đổi thông tin đăng ký thuế” và ghi các thông tin đăng ký thuế có thay đổi.

Nếu thay đổi thông tin cho người phụ thuộc: Bản sao không yêu cầu chứng thực các giấy tờ có thay đổi thông tin liên quan đến đăng ký thuế của người phụ thuộc cho cơ quan chi trả thu nhập.

Cơ quan này lập Tờ khai đăng ký thuế tổng hợp cho người phụ thuộc của cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công thông qua cơ quan chi trả thu nhập mẫu 20-ĐK-TH-TCT. Lưu ý: trên tờ khai đánh dấu vào ô “Thay đổi thông tin đăng ký thuế” và ghi các thông tin đăng ký thuế có thay đổi.

Làm rõ trường hợp thay đổi thông tin đăng ký thuế dẫn đến thay đổi cơ quan thuế quản lý:

– DN, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh thay đổi địa chỉ trụ sở sang tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác.

– DN, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh do Chi cục Thuế quản lý thay đổi địa chỉ trụ sở trong cùng địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nhưng khác quận, huyện, thành phố trực thuộc tỉnh.

– Cá nhân phát sinh thu nhập chịu thuế TNCN (trừ cá nhân kinh doanh) thay đổi địa chỉ trong cùng địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nhưng khác quận, huyện, thành phố trực thuộc tỉnh hoặc thay đổi địa chỉ trụ sở sang tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác.

Tùy thuộc người nộp thuế là ai thì sẽ phải nộp hồ sơ thay đổi thông tin đăng ký thuế tương ứng đối với trường hợp làm thay đổi cơ quan thuế quản lý, khác với Thông tư 80 đánh đồng hồ sơ cần phải có đối với tất cả người nộp thuế:

– Đối với DN, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh:

Tại cơ quan thuế nơi người nộp thuế chuyển điTại cơ quan thuế nơi người nộp thuề chuyển đến
DNTờ khai điều chỉnh thông tin đăng ký thuế mẫu 08-MST.

 

Đăng ký tại cơ quan đăng ký kinh doanh theo Luật doanh nghiệp 2014, Nghị định78/2015/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn
Tổ chức kinh tế, tổ chức khác:

 

– Tờ khai điều chỉnh thông tin đăng ký thuế mẫu 08-MST.

– Bản sao không yêu cầu chứng thực Giấy phép thành lập và hoạt động, hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động đơn vị trực thuộc, hoặc Quyết định thành lập, hoặc Giấy phép tương đương do cơ quan có thẩm quyền cấp theo địa chỉ mới.

– Thông báo người nộp thuế chuyển địa điểm theo mẫu 09-MST do cơ quan thuế nơi người nộp thuế chuyển đi cấp.

– Bản sao không yêu cầu chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh (đối với hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh đăng ký kinh doanh theo quy định) hoặc Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy phép tương đương do cơ quan có thẩm quyền cấp theo địa chỉ mới.

Hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh:– Tờ khai điều chỉnh thông tin đăng ký thuế mẫu 08-MST.

– Bản sao không yêu cầu chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh có thay đổi thông tin đăng ký thuế trên Giấy chứng nhận đăng ký thuế, thông báo MST (nếu có).

– Bản sao không yêu cầu chứng thực Thẻ căn cước công dân hoặc CMND còn hiệu lực (đối với cá nhân là người có quốc tịch Việt Nam); bản sao không yêu cầu chứng thực hộ chiếu còn hiệu lực (đối với cá nhân là người có quốc tịch nước ngoài và người Việt Nam sống ở nước ngoài) nếu thông tin đăng ký thuế trên các Giấy tờ này có thay đổi.

– Đối với người nộp thuế là cá nhân có phát sinh thu nhập chịu thuế TNCN, trừ cá nhân kinh doanh:

Trường hợp thay đổi trực tiếp với cơ quan thuế:

+ Tờ khai điều chỉnh thông tin đăng ký thuế mẫu 08-MST để thay đổi thông tin cho cá nhân người nộp thuế và người phụ thuộc.

+ Bản sao không yêu cầu chứng thực Thẻ căn cước công dân hoặc CMND còn hiệu lực (đối với cá nhân là người có quốc tịch Việt Nam); hộ chiếu còn hiệu lực (đối với cá nhân là người có quốc tịch nước ngoài và người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài) nếu thông tin đăng ký thuế của cá nhân trên các Giấy tờ này có thay đổi.

+ Bản sao không yêu cầu chứng thực Thẻ căn cước công dân hoặc CMND còn hiệu lực (đối với người phụ thuộc có quốc tịch Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên) hoặc Giấy khai sinh (đối với người phụ thuộc có quốc tịch Việt Nam dưới 14 tuổi); bản sao không yêu cầu chứng thực hộ chiếu hoặc Giấy khai sinh còn hiệu lực (đối với cá nhân là người có quốc tịch nước ngoài và người Việt Nam sống ở nước ngoài) nếu thông tin đăng ký thuế của người phụ thuộc trên các Giấy tờ này có thay đổi.

Trường hợp thay đổi qua cơ quan chi trả thu nhập:

Nếu thay đổi thông tin cá nhân người nộp thuế: Bản sao không yêu cầu chứng thực các giấy tờ có thay đổi thông tin liên quan đến đăng ký thuế cho cơ quan chi trả thu nhập.

Cơ quan này lập Tờ khai đăng ký thuế tổng hợp cho cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công thông qua cơ quan chi trả thu nhập mẫu 05-ĐK-TH-TCT. Lưu ý:trên tờ khai đánh dấu vào ô “Thay đổi thông tin đăng ký thuế” và ghi các thông tin đăng ký thuế có thay đổi.

Nếu thay đổi thông tin cho người phụ thuộc: Bản sao không yêu cầu chứng thực các giấy tờ có thay đổi thông tin liên quan đến đăng ký thuế của người phụ thuộc cho cơ quan chi trả thu nhập.

Cơ quan này lập Tờ khai đăng ký thuế tổng hợp cho người phụ thuộc của cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công thông qua cơ quan chi trả thu nhập mẫu 20-ĐK-TH-TCT. Lưu ý: trên tờ khai đánh dấu vào ô “Thay đổi thông tin đăng ký thuế” và ghi các thông tin đăng ký thuế có thay đổi.

Bổ sung quy định đối với nhà đầu tư khi chuyển nhượng phần vốn góp:

Trong trường hợp nhà đầu tư khi chuyển nhượng phần vốn góp trong tổ chức kinh tế, chuyển nhượng quyền lợi tham gia hợp đồng dầu khí mà thay đổi thông tin đăng ký thuế thì hồ sơ: Tờ khai điều chỉnh thông tin đăng ký thuế mẫu 08-MST.

(Căn cứ Điều 13 Thông tư 95/2016/TT-BTC)

16. Tiếp nhận hồ sơ thay đổi thông tin đăng ký thuế

Phân loại trường hợp giải quyết thông qua 02 kênh hồ sơ là bằng giấy và bằng điện tử, đồng thời quy định rõ thời hạn mà công chức thuế có trách nhiệm kiểm tra:

– Đối với hồ sơ bằng giấy:

Công chức thuế tiếp nhận và đóng dấu tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế, ghi rõ thời điểm nhận hồ sơ, tên tài liệu theo bảng kê danh mục hồ sơ đăng ký thuế, sau đó viết phiếu hiện ngày trả kết quả đăng ký thuế, thời hạn trả không được quá số ngày theo quy định.

Còn nếu gửi qua đường bưu điện thì công chức thuế đóng dấu ghi ngày nhận hồ sơ và số văn thư của cơ quan thuế.

Công chức thuế kiểm tra hồ sơ đăng ký thuế, nếu cần bổ sung hồ sơ, cơ quan thuế phải thông báo cho người nộp thuế ngay trong ngày làm việc đối với hồ sơ nộp trực tiếp tại cơ quan thuế và trong vòng 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đối với hồ sơ gửi qua đường bưu điện.

– Đối với hồ sơ điện tử: thực hiện như Thông tư 110/2015/TT-BTC

(Căn cứ Điều 14 Thông tư 95/2016/TT-BTC)

Cập nhật bởi nguyenanh1292 ngày 10/08/2016 02:30:52 CH

17. Xử lý hồ sơ thay đổi thông tin đăng ký thuế và trả kết quả

Đây có thể xem là điều khoản mới đựơc bổ sung vào quy định về việc xử lý hồ sơ thay đổi thông tin đăng ký thuế và trả kết quả:

Tùy vào từng trường hợp mà việc xử lý hồ sơ khác nhau:

Trường hợp 1: Nếu thay đổi thông tin đăng ký thuế không có trên Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc Thông báo MST

Trong vòng 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ thay đổi thông tin đăng ký thuế của người nộp thuế, cơ quan thuế quản lý trực tiếp người nộp thuế phải cập nhật các thông tin thay đổi vào Hệ thống ứng dụng đăng ký thuế.

Trường hợp 2: Thay đổi thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc Thông báo MST

Trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ thay đổi thông tin đăng ký thuế của người nộp thuế, cơ quan thuế quản lý trực tiếp người nộp thuế phải cập nhật thông tin vào Hệ thống ứng dụng đăng ký thuế.

Đồng thời, cơ quan thuế cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc Thông báo MST cho người nộp thuế.

Lưu ý: Các giấy tờ đã được cấp trước đó không còn hiệu lực.

Trường hợp 3: Thay đổi địa chỉ trụ sở kinh doanh dẫn đến thay đổi cơ quan thuế quản lý

Tại cơ quan thuế nơi người nộp thuế chuyển điTại cơ quan thuế nơi người nộp thuế chuyển đến
Thay đổi địa chỉ trụ sở sang tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khácNgười nộp thuế phải hoàn thành nghĩa vụ thuế trước khi thay đổi địa chỉ trụ sở sang tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác theo Khoản 2 Điều 8 Nghị định 83/2013/NĐ-CP.

Cơ quan thuế chuyển đi đối chiếu nghĩa vụ đến thời điểm thay đổi địa chỉ trụ sở với người nộp thuế, lập Thông báo người nộp thuế chuyển địa điểm mẫu 09-MST, gửi 01 bản cho người nộp thuế, 01 bản cho cơ quan thuế nơi người nộp thuế chuyển đến để thông báo về tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế theo Khoản 2 Điều 8 Nghị định 83/2013/NĐ-CP.

Thời gian giải quyết hồ sơ: chậm nhất không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan thuế nhận được hồ sơ đăng ký thuế đầy đủ.

Cơ quan thuế nơi người nộp thuế chuyển đến, căn cứ hồ sơ chuyển địa điểm của người nộp thuế, thông tin thay đổi địa chỉ trụ sở của cơ quan đăng ký kinh doanh (đối với doanh nghiệp), cập nhật thông tin đăng ký thuế của người nộp thuế trên Hệ thống ứng dụng đăng ký thuế để tiếp tục quản lý người nộp thuế.

 

Thay đổi địa chỉ trụ sở trong cùng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác quận, huyện, thành phố thuộc tỉnhCơ quan thuế nơi người nộp thuế chuyển đi đối chiếu nghĩa vụ đến thời điểm thay đổi địa chỉ trụ sở với người nộp thuế, lập Thông báo người nộp thuế chuyển địa điểm mẫu 09-MST gửi 01 bản cho người nộp thuế, 01 bản cho cơ quan thuế nơi người nộp thuế chuyển đến để thông báo tình hình thực hiện nghĩa vụ của người nộp thuế.

Thời gian giải quyết hồ sơ: chậm nhất không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan thuế nhận đựơc hồ sơ đăng thuế đầy đủ.

Hướng dẫn xử lý trong trường hợp đã chuyển địa điểm tại cơ quan thuế nơi đi nhưng không đến làm thủ tục tại cơ quan thuế nơi đến:

Trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan thuế nơi chuyển đi ban hành Thông báo chuyển địa điểm mẫu 09-MST, nếu người nộp thuế không chuyển địa điểm phải có văn bản gửi cơ quan thuế nơi chuyển đi và nơi chuyển đến, nêu rõ lý do và đề nghị tiếp tục sản xuất kinh doanh tại địa bàn cũ.

Quá 10 ngày làm việc kể từ ngày Thông báo người nộp thuế chuyển địa điểm của cơ quan thuế nơi chuyển đi được ban hành, nếu người nộp thuế không đến làm thủ tục tại cơ quan thuế nơi chuyển đến hoặc không có văn bản gửi cơ quan thuế nơi chuyển đi và chuyển đến đề nghị không chuyển địa chỉ trụ sở thì cơ quan thuế chuyển đến gửi văn bản yêu cầu người nộp thuế giải trình.

Sau 10 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan thuế gửi thông báo yêu cầu giải trình mà người nộp thuế không giải trình bằng văn bản, cơ quan thuế nơi chuyển đến sẽ ban hành Thông báo người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đăng ký mẫu 16/TB-ĐKT, chuyển trạng thái “Người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký” và gửi cho cơ quan nhà nước liên quan.

(Căn cứ Điều 15 Thông tư 95/2016/TT-BTC)

18. Các trường hợp chấm dứt hiệu lực MST

Không quy định chung chung những trường hợp tổ chức sắp xếp lại DN hoặc cá nhân chết, mất tích hay mất năng lực hành vi dân sự mới phải chấm dứt hiệu lực MST mà quy định cụ thể, chi tiết trường hợp nào phải chấm dứt hiệu lực MST:

Doanh nghiệpTổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanhĐơn vị trực thuộcCá nhân không kinh doanh
– DN chấm dứt hoạt động hoặc giải thể, phá sản.

– DN bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký DN.

– Tổ chức lại DN (chia, tách, sáp nhập, hợp nhất)

– Tổ chức kinh tế, tổ chức khác chấm dứt hoạt động; hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh chấm dứt hoạt động kinh doanh.

– Tổ chức kinh tế, tổ chức khác bị thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động, hoặc Giấy phép tương đương; hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh do vi phạm pháp luật.

– Tổ chức lại đối với tổ chức kinh tế (chia, sáp nhập, hợp nhất), chuyển đổi tổ chức từ đơn vị trực thuộc thành đơn vị độc lập hoặc đơn vị độc lập thành đơn vị trực thuộc hoặc đơn vị trực thuộc của đơn vị chủ quản này thành đơn vị trực thuộc của đơn vị chủ quản khác.

– Tổ chức kinh tế, tổ chức khác bị cơ quan thuế ra Thông báo người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký trên 01 năm và không đăng ký hoạt động trở lại.

– Nhà thầu, nhà đầu tư tham gia hợp đồng dầu khí khi kết thúc hợp đồng hoặc chuyển nhượng toàn bộ quyền lợi tham gia hợp đồng dầu khí.

– Nhà thầu nước ngoài khi kết thúc hợp đồng.

– Đơn vị trực thuộc có Quyết định chấm dứt hoạt động của đơn vị chủ quản.

– Đơn vị trực thuộc bị chấm dứt hiệu lực mã số thuế khi đơn vị chủ quản chấm dứt hiệu lực mã số thuế.

– Đơn vị trực thuộc bị thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động, hoặc Giấy phép tương đương.

 

Cá nhân bị chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự.

 

(Căn cứ Khoản 1 Điều 16 Thông tư 95/2016/TT-BTC)

19. Nguyên tắc chấm dứt hiệu lực MST

– MST không được dùng trong các giao dịch kinh tế kể từ ngày chấm dứt hiệu lực MST.

– Đối với tổ chức kinh tế, tổ chức khác đã chấm dứt hiệu lực MST mà trở lại hoạt động thì dùng MST mới được cấp, MST cũ đã chấm dứt hiệu lực không được dùng lại.

– Đối với hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh khi chấm dứt kinh doanh, thì việc chấm dứt hiệu lực MST chỉ chấm dứt với hoạt động kinh doanh của hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh. Còn lại đại diện hộ kinh doanh khi chấm dứt hiệu lực thì vẫn được sử dụng MST đó để thực hiện nghĩa vụ thuế đối với cá nhân.

– DN trước khi nộp hồ sơ giải thể tại cơ quan đăng ký kinh doanh theo Luật DN, Nghị định 78/2015/NĐ-CP, Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT phải gửi hồ sơ cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp theo Khoản 3 Điều 202 Luật DN – đối với trường hợp tự giải thể hoặc Khoản 2 Điều 203 Luật DN – đối với trường hợp giải thể do bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký DN hoặc theo quyết định của Tòa án để làm thủ tục hoàn thành nghĩa vụ thuế với cơ quan thuế.

– Khi DN, tổ chức kinh tế, tổ chức khác và cá nhân chấm dứt hiệu lực MST thì đồng thời phải thực hiện thủ tục chấm dứt hiệu lực đối với MST nộp thay.

– Người nộp thuế là đơn vị chủ quản chấm dứt hiệu lực MST thì các đơn vị trực thuộc cũng bị chấm dứt hiệu lực MST theo quy định.

(Căn cứ Điểm b, c, d, đ, e, g Khoản 2 Điều 16 Thông tư 95/2016/TT-BTC)

20. Nghĩa vụ của người nộp thuế trước khi chấm dứt hiệu lực MST

DN, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, nhà thầu, nhà đầu tư tham gia hợp đồng dầu khí, nhà thầu nước ngoàiĐối với hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh
– Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn.

– Hoàn thành nghĩa vụ thuế theo Điều 41, 42 Thông tư 156/2013/TT-BTC.

– Nếu đơn vị chủ quản có các đơn vị trực thuộc thì toàn bộ các đơn vị trực thuộc phải hoàn thành thủ tục chấm dứt hiệu lực MST trước khi chấm dứt hiệu lực MST của đơn vị chủ quản.

– Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn nếu có sử dụng hóa đơn.

– Hoàn thành nghĩa vụ thuế theo Điều 40, 41, 43 Thông tư 156/2013/TT-BTC.

(Căn cứ Khoản 3 Điều 16 Thông tư 95/2016/TT-BTC)

20. Nghĩa vụ của người nộp thuế trước khi chấm dứt hiệu lực MST

DN, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, nhà thầu, nhà đầu tư tham gia hợp đồng dầu khí, nhà thầu nước ngoàiĐối với hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh
– Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn.

– Hoàn thành nghĩa vụ thuế theo Điều 41, 42 Thông tư 156/2013/TT-BTC.

– Nếu đơn vị chủ quản có các đơn vị trực thuộc thì toàn bộ các đơn vị trực thuộc phải hoàn thành thủ tục chấm dứt hiệu lực MST trước khi chấm dứt hiệu lực MST của đơn vị chủ quản.

– Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn nếu có sử dụng hóa đơn.

– Hoàn thành nghĩa vụ thuế theo Điều 40, 41, 43 Thông tư 156/2013/TT-BTC.

(Căn cứ Khoản 3 Điều 16 Thông tư 95/2016/TT-BTC)

21. Thời hạn và địa điểm nộp hồ sơ chấm dứt hiệu lực MST

DNTổ chức kinh tế, tổ chức khác, nhà thầu, nhà đầu tư tham gia hợp đồng dầu khí, nhà thầu nước ngoài, hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh
Chấm dứt hiệu lực MST cùng với thời hạn cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý của DN giải thể trên CSDL quốc gia về đăng ký DN.Người nộp thuế phải gửi hồ sơ chấm dứt hiệu lực MST trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày có văn bản chấm dứt hoạt động đối với tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh, trừ hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc từ ngày kết thúc hợp đồng hoặc ngày chấm dứt hoạt động đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp để làm thủ tục chấm dứt hiệu lực MST.

(Căn cứ Khoản 4 Điều 16 Thông tư 95/2016/TT-BTC)

22. Hồ sơ, thủ tục chấm dứt hiệu lực MST

Thay vì chỉ chia ra DN, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh và đơn vị trực thuộc thì Thông tư 95 lại chia nhỏ nhóm này thành Tổ chức kinh tế, tổ chức khác; đơn vị trực thuộc; hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh và DN. Đồng thời yêu cầu thêm 1 số chứng từ cần thiết để chấm dứt hiệu lực MST.

Bên cạnh đó, hướng dẫn thủ tục chấm dứt hiệu lực MST có phần chi tiết cụ thể hơn so với Thông tư 80:

Hồ sơThủ tục
Đơn vị chủ quản Tổ chức kinh tế, tổ chức khác– Văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực MST mẫu 24/ĐK-TCT.

– Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc Thông báo MST (bản gốc); hoặc Công văn giải trình trong trường hợp mất Giấy chứng nhận hoặc Thông báo.

– Bản sao không cần chứng thực Quyết định giải thể, hoặc Quyết định mở thủ tục phá sản hoặc Quyết định chia, Hợp đồng hợp nhất, sáp nhập hoặc Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ quan có thẩm quyền, Thông báo chấm dứt hoạt động.

– Văn bản xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế với hoạt động xuất nhập khẩu của Tổng Cục Hải quan nếu tổ chức đó hoạt động xuất nhập khẩu.

Nếu đơn vị chủ quản có các đơn vị trực thuộc đã được cấp MST 13 số thì đơn vị chủ quản phải có văn bản thông báo chấm dứt hoạt động của đơn vị chủ quản cho các đơn vị trực thuộc để yêu cầu đơn vị trực thuộc chấm dứt hiệu lực MST của đơn vị trực thuộc với cơ quan thuế quản lý đơn vị này trước khi chấm dứt hiệu lực MST của đơn vị chủ quản.

– Trường hợp giải thể, chấm dứt hoạt động:

+ Trong vòng 02 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan thuế nhận hồ sơ chấm dứt hiệu lực MST của người nộp thuế, cơ quan này phải thực hiện Thông báo người nộp thuế ngừng hoạt động và đang làm thủ tục chấm dứt hiệu lực MST theo mẫu 17/TB-ĐKT gửi cho người nộp thuế.

Đồng thời chuyển trạng thái của người nộp thuế và đơn vị trực thuộc về trạng thái “NNT ngừng hoạt động nhưng chưa hoàn thành thủ tục chấm dứt hiệu lực MST” trên Hệ thống ứng dụng đăng ký thuế.

+ Trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày người nộp thuế đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế với cơ quan thuế và cơ quan hải quan hoặc cơ quan thuế hoàn thành chuyển toàn bộ nghĩa vụ thuế của đơn vị trực thuộc sang đơn vị chủ quản , cơ quan thuế ban hành Thông báo người nộp thuế chấm dứt hiệu lực MST mẫu 18/TB-ĐKT gửi cho người nộp thuế (trừ người nộp thuế là doanh nghiệp).

– Đơn vị chủ quản phải hoàn thành nghĩa vụ thuế của đơn vị trực thuộc với cơ quan thuế quản lý đơn vị trực thuộc sau khi chấm dứt hiệu lực MST của đơn vị trực thuộc.

– Trường hợp đơn vị chủ quản gửi hồ sơ chấm dứt hiệu lực MST nhưng các đơn vị trực thuộc chưa thực hiện thủ tục chấm dứt hiệu lực MST thì cơ quan thuế quản lý đơn vị chủ quản phải thông báo cho đơn vị chủ quản, đơn vị trực thuộc, cơ quan thuế trực tiếp quản lý đơn vị trực thuộc. Các đơn vị trực thuộc phải thực hiện chấm dứt hiệu lực MST trước khi đơn vị chủ quản chấm dứt hiệu lực MST.

– Sau khi đơn vị chủ quản chấm dứt hoạt động, nếu đơn vị trực thuộc vẫn tiếp tục hoạt động thì đơn vị trực thuộc phải thực hiện đăng ký thuế với cơ quan thuế trực tiếp quản lý để được cấp MST mới hoặc chuyển đổi theo quy định.

Trường hợp đơn vị chủ quản đã chấm dứt hiệu lực MST mà đơn vị trực thuộc vẫn sử dụng MST 13 số theo MST của đơn vị chủ quản đều bị coi là sử dụng MST không hợp pháp.

– Trường hợp tổ chức lại tổ chức kinh tế, tổ chức khác

Cơ quan thuế quản lý trực tiếp tổ chức kinh tế, tổ chức khác bị chia, bị sáp nhập, bị hợp nhất khi nhận được hồ sơ chấm dứt hiệu lực MST của tổ chức kinh tế, tổ chức khác thì yêu cầu tổ chức này phải hoàn thành nghĩa vụ thuế theo Thông tư 156/2013/TT-BTC trước khi cơ quan thuế ban hành Thông báo người nộp thuế chấm dứt hiệu lực MST mẫu 18/TB-ĐKT.

Đơn vị trực thuộc Tổ chức kinh tế, tổ chức khác– Văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực MST mẫu 24/ĐK-TCT.

– Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc Thông báo MST (bản gốc); hoặc Công văn giải trình nếu mất Giấy chứng nhận hoặc Thông báo.

– Bản sao không chứng thực Quyết định chấm dứt hoạt động đơn vị trực thuộc, hoặc Thông báo chấm dứt hoạt động của đơn vị chủ quản, Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động đối với đơn vị trực thuộc của cơ quan có thẩm quyền.

– Văn bản xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế đối với hoạt động xuất nhập khẩu của Tổng cục Hải quan nếu tổ chức đó hoạt động xuất nhập khẩu.

Nhà thầu, nhà đầu tư tham gia hợp đồng dầu khí, nhà thầu nước ngoài

 

– Văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực MST mẫu 24/ĐK-TCT.

– Bản thanh lý hợp đồng (nếu có) hoặc văn bản chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp tham gia hợp đồng dầu khí đối với nhà đầu tư tham gia hợp đồng dầu khí.

– Văn bản xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế đối với hoạt động xuất nhập khẩu của Tổng cục Hải quan nếu tổ chức có hoạt động xuất nhập khẩu.

Hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh– Văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực MST mẫu 24/ĐK-TCT.

– Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc thông báo MST (bản gốc); Công văn giải trình mất Giấy chứng nhận hoặc Thông báo.

– Bản sao không chứng thực Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh đối với hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh nếu có.

– Trường hợp chấm dứt hoạt động, giải thể:

+ Trong vòng 02 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan thuế nhận được hồ sơ chấm dứt hiệu lực MST của người nộp thuế là hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh, cơ quan thuế phải thực hiện Thông báo người nộp thuế ngừng hoạt động và đang làm thủ tục chấm dứt hiệu lực MST mẫu 17/TB-ĐKT gửi cho người nộp thuế.

Đồng thời chuyển trạng thái của người nộp thuế về trạng thái “NNT ngừng hoạt động nhưng chưa hoàn thành thủ tục chấm dứt hiệu lực MST” trên Hệ thống ứng dụng đăng ký thuế đối với hoạt động kinh doanh.

+ Cơ quan thuế ban hành Thông báo người nộp thuế chấm dứt hiệu lực MST mẫu 18/TB-ĐKT đối với hoạt động sản xuất kinh doanh trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh hoàn thành nghĩa vụ về thuế.

Sau khi chấm dứt hiệu lực MST của hoạt động kinh doanh, MST của cá nhân đại diện hộ kinh doanh vẫn được sử dụng để thực hiện nghĩa vụ thuế cho cá nhân.

Trường hợp hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh ngành nghề không phải có Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh thì khi MST của đại diện hộ kinh doanh chấm dứt hiệu lực thì MST của các địa điểm kinh doanh không bị chấm dứt hiệu lực.

– Trường hợp cá nhân chết, mất tích hoặc mất năng lực hành vi dân sự:

Thực hiện như Thông tư 80. Đồng thời:

Hàng năm, cơ quan thuế phải phối hợp với cơ quan có thẩm quyền trên địa bàn để xác nhận cá nhân đã chết, mất tích hoặc mất năng lực hành vi dân sự để chấm dứt hiệu lực MST của người này.

– Trường hợp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc Giấy phép thành lập, hoạt động hoặc Giấy phép tương đương do vi phạm pháp luật:

Khi cơ quan thuế nhận được Quyết định thu hồi phải yêu cầu người nộp thuế thực hiện các thủ tục chấm dứt hiệu lực MST với cơ quan thuế.

Cơ quan thuế cập nhật thông tin người nộp thuế về trạng thái người nộp thuế ngừng hoạt động đang làm thủ tục chấm dứt hiệu lực MST trên Hệ thống ứng dụng đăng ký thuế và thông báo cho người nộp thuế mẫu 17/TB-ĐKT để yêu cầu người nộp thuế làm thủ tục chấm dứt hiệu lực MST.

DNLưu ý: hồ sơ này là để làm thủ tục hoàn thành nghĩa vụ thuế với cơ quan thuế trước khi làm thủ tục này với cơ quan ĐKKD.

– Trường hợp DN tự giải thể:

+ Quyết định giải thể.

+ Biên bản họp.

+ Văn bản xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế đối với hoạt động xuất nhập khẩu của Tổng cục Hải quan nếu DN có hoạt động xuất nhập khẩu.

– Trường hợp giải thể do bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký DN hoặc quyết định của Tòa:

+ Quyết định giải thể.

+ Bản sao Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký DN hoặc Quyết định của Tòa án có hiệu lực.

+ Vản bản xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế đối với hoạt động xuất nhập khẩu của Tổng cục Hải quan nếu DN có hoạt động xuất nhập khẩu.

– Trường hợp giải thể, chấm dứt hoạt động:

Như đối với tổ chức kinh tế, tổ chức khác.

– Trường hợp tổ chức lại DN:

Cơ quan thuế quản lý trực tiếp DN bị chia, bị sáp nhập, bị hợp nhất khi nhận được thông báo chấm dứt tồn tại DN của cơ quan ĐKKD nếu DN chưa hoàn thành nghĩa vụ thuế thì chuyển toàn bộ nghĩa vụ này cho DN được chia, nhận sáp nhập, hợp nhất.

DN mới phải quyết toán thuế và hoàn thành nghĩa vụ thuế của DN bị chia, bị sáp nhập, hợp nhất.

(Căn cứ Điều 17, 18 Thông tư 95/2016/TT-BTC)

23. Xử lý như thế nào trong trường hợp người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký?

Trước đây, Thông tư 80 không hướng dẫn xử lý trong trường hợp này.

Bước 1: Cơ quan thuế xác minh thực tế để xác định người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký:

– Quá hạn nộp hồ sơ khai thuế, báo cáo thuế, cơ quan thuế đã áp dụng các biện pháp về quản lý thuế nhưng người nộp thuế vẫn không nộp hồ sơ khai thuế, báo cáo thuế:

+ Hết hạn nộp theo quy định, người nộp thuế chưa nộp hồ sơ khai thuế, báo cáo thuế, cơ quan thuế lập và gửi Thông báo yêu cầu nộp hồ sơ khai thuế, báo cáo thuế trong hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc hạn nộp hồ sơ khai thuế, báo cáo thuế.

Nếu người nộp thuế khai thuế điện tử, thông báo được gửi qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.

+ Sau 05 ngày làm việc kể từ thời điểm cơ quan thuế gửi thông báo, người nộp thuế vẫn chưa nộp hồ sơ khai thuế, báo cáo thuế, cơ quan thuế tiếp tục gửi thông báo lần 2.

Nếu người nộp thuế khai thuế điện tử, thông báo được gửi qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế, đồng thời, gửi cho người nộp thuế qua đường bưu chính theo địa chỉ đã đăng ký hoạt động.

+ Sau 05 ngày làm việc kể từ thời điểm gửi thông báo lần 02, người nộp thuế vẫn chưa nộp hồ sơ khai thuế, báo cáo thuế, cơ quan thuế xác minh thực tế hoạt động của người nộp thuế tại địa chỉ đã đăng ký.

– Các văn bản của cơ quan thuế (Quyết định, Văn bản, Thông báo…) gửi cho người nộp thuế qua bưu điện nhưng được trả lại do không có người nhận hoặc địa chỉ không tồn tại, cơ quan thuế xác minh thực tế hoạt động của người nộp thuế tại địa chỉ đã đăng ký.

– Cơ quan thuế nhận thông tin bằng văn bản do tổ chức, cá nhân cung cấp về việc không hoạt động của người nộp thuế tại địa chỉ đã đăng ký, cơ quan này xác minh thực tế hoạt động của người nộp thuế tại địa chỉ đã đăng ký.

– Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền có văn bản gửi cơ quan thuế thông báo việc người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký, cơ quan thuế xác minh thực tế hoạt động của người nộp thuế tại địa chỉ đã đăng ký.

Bước 2: Cơ quan thuế hoàn thành xác minh thực tế hoạt động của người nộp thuế tại địa chỉ đã đăng ký trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày phát sinh các trường hợp phải xác minh nêu trên.

– Nếu kết quả xác minh là người nộp thuế còn hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký thì người nộp thuế phải ký xác nhận vào Biên bản xác minh tình trạng hoạt động tại mẫu 15/BB-BKD, đồng thời, người nộp thuế phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế, yêu cầu của cơ quan thuế.

– Nếu kết quả xác minh là người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký thì cơ quan thuế phối hợp với chính quyền địa phương (UBND xã, cơ quan công an) lập Biên bản xác minh tình trạng hoạt động mẫu 15/BB-BKD. Cơ quan thuế ban hành Thông báo người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký mẫu 16/TB-ĐKT trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày ghi trên biển bản, đồng thời, cập nhật trạng thái “NNT không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký” vào Hệ thống ứng dụng đăng ký thuế.

Thông báo được gửi cho người nộp thuế (theo địa chỉ nhận thông báo thuế đã đăng ký; địa chỉ của người đại diện theo pháp luật của người nộp thuế, chủ DNTN, Chủ tịch HĐTV của công ty hợp danh; địa chỉ thư điện tử của người nộp thuế đã đăng ký với cơ quan thuế để nộp hồ sơ khai thuế qua mạng nếu có) và các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan (cơ quan hải quan, cơ quan ĐKKD; VKS, công an, cơ quan quản lý thị trường trên địa bàn; cơ quan cấp phép thành lập hoạt động) ngay trong ngày làm việc hoặc chấm nhất là đầu giờ ngày làm việc tiếp theo kể từ ngày ký thông báo.

Nếu cơ quan thuế và cơ quan quản lý nhà nước có liên quan đã có quy chế trao đổi thông tin bằng phương thức điện tử, Thông báo được gửi như Quy chế. Nếu người nộp thuế là đơn vị trực thuộc thì thông báo được gửi đồng thời đến đơn vị chủ quản.

Cơ quan thuế phối hợp cùng cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý đối với người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký với cơ quan nhà nước.

Lưu ý: Trường hợp người nộp thuế là đơn vị chủ quản thuộc một trong các trường hợp được nhận diện là không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký có đơn vị trực thuộc thì:

– Cơ quan thuế quản lý đơn vị chủ quản phải thông báo cho đơn vị trực thuộc về việc đơn vị chủ quản được nhận diện không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký theo mẫu 26/TB-ĐKT chậm nhất 03 ngày làm việc kể từ ngày phát sinh các trường hợp phải xác minh để cảnh báo cho đơn vị trực thuộc biết.

Nếu đơn vị chủ quản và đơn vị trực thuộc khác cơ quan thuế quản lý trực tiếp thì thông báo đồng thời phải gửi cho cơ quan thuế quản lý đơn vị trực thuộc.

– Cơ quan thuế khi ban hành Thông báo người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký đồng thời gửi cho đơn vị chủ quản và đơn vị trực thuộc. Đơn vị trực thuộc sẽ bị cơ quan thuế cập nhật tình trạng “Không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký” vào Hệ thống ứng dụng đăng ký thuế kể từ ngày cơ quan thuế ban hành thông báo.

Ngoài ra, người nộp thuế bị xử lý vi phạm về sử dụng MST. Sau hạn 01 năm kể từ ngày cơ quan thuế ban hành thông báo, cơ quan thuế chấm dứt hiệu lực MST hoặc phối hợp với cơ quan ĐKKD để thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

(Căn cứ Điều 19 Thông tư 95/2016/TT-BTC)

24. Trường hợp đã bị chấm dứt hiệu lực MST mà muốn khôi phục lại MST đó thì phải làm gì?

Câu trả lời nay đã có tại Thông tư 95/2016/TT-BTC:

– Các trường hợp được khôi phục lại MST và hồ sơ đề nghị khôi phục MST:

Các trường hợp được khôi phục MSTHồ sơ đề nghị khôi phục MSTThủ tục khôi phục MST
 Người nộp thuế là tổ chức kinh tế hoặc tổ chức khác bị cơ quan có thẩm quyền thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy phép tương đương, cơ quan thuế đã chấm dứt hiệu lực MST theo quy định, nhưng sau đó cơ quan có thẩm quyền có văn bản hủy bỏ văn bản thu hồi này.– Văn bản đề nghị khôi phục MST mẫu 25/ĐK-TCT.

– Bản sao không chứng thực văn bản hủy bỏ văn bản thu hồi Giấy phép thành lập hoạt động hoặc Giấy phép tương đương của cơ quan có thẩm quyền.

Trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan thuế nhận được hồ sơ đề nghị khôi phục MST của người nộp thuế thì cơ quan thuế:

+ Lập Thông báo khôi phục MST mẫu 19/TB-ĐKT gửi người nộp thuế.

+ In lại Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc Thông báo MST cho người nộp thuế nếu đã nộp bản gốc cho cơ quan thuế theo hồ sơ chấm dứt hiệu lực MST.

Cơ quan thuế cập nhật trạng thái MST cho người nộp thuế trên Hệ thống ngay trong ngày làm việc hoặc chậm nhất là đầu giờ ngày làm việc tiếp theo kể từ ngày ban hành Thông báo khôi phục MST.

Người nộp thuế là DN, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh ở tình trạng cơ quan thuế đã ban hành thông báo người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký nhưng cơ quan ĐKKD chưa ban hành Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký DN, Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh; cơ quan quản lý nhà nước khác chưa ban hành văn bản thu hồi; người nộp thuế có văn bản đề nghị cơ quan thuế khôi phục MST và cam kết thanh toán các nghĩa vụ thuế với ngân sách nhà nước, chấp hành xử phạt vi phạm hành chính về thuế.– Văn bản đề nghị khôi phục MST mẫu 25/ĐK-TCT.

 

 

– Trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị khôi phục MST của người nộp thuế, cơ quan thuế lập sanh sách các hồ sơ khai thuế  còn thiếu, tình hình sử dụng hóa đơn, số tiền thuế còn nợ, số tiền phạt, tiền chậm nộp (nếu có) và xử phạt vi phạm về thuế, hóa đơn.

Đồng thời xác minh thực tế tại địa chỉ trụ sở kinh doanh của người nộp thuế và lập biên bản xác minh tình trạng hoạt động của người nộp thuế tại địa chỉ đã đăng ký theo hồ sơ đề nghị khôi phục MST của người nộp thuế (người nộp thuế phải ký xác nhận vào biên bản) và thực hiện các nghĩa vụ về thuế và yêu cầu của cơ quan thuế.

– Trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày người nộp thuế chấp hành đầy đủ các về việc xử phạt, nộp đủ số tiền thuế còn nợ, số tiền phạt, tiền chậm nộp (nếu có), cơ quan thuế:

+ Lập Thông báo khôi phục MST cho người nộp thuế mẫu 19/TB-ĐKT gửi người nộp thuế.

– In lại Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc Thông báo MST cho người nộp thuế trong trường hợp người nộp thuế đã nộp bản gốc cho cơ quan thuế theo hồ sơ chấm dứt hiệu lực MST.

Thông báo khôi phục MST cho người nộp thuế được gửi người nộp thuế (theo địa chỉ nhận thông báo thuế đã đăng ký; địa chỉ của người đại diện theo pháp luật của người nộp thuế, chủ DNTN, chủ tịch HĐTV của công ty hợp danh; địa chỉ thư điện tử của người nộp thuế đã đăng ký với cơ quan thuế để nộp hồ sơ khai thuế qua mạng – nếu có); cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, VKS, cơ quan Công an trên địa bàn; cơ quan cấp Giấy phép thành lập và hoạt động ngay trong ngày làm việc hoặc chậm nhất là đầu giờ ngày làm việc tiếp theo kể từ ngày ban hành Thông báo, đồng thời thực hiện cập nhật trạng thái MST của người nộp thuế trên Hệ thống.

Người nộp thuế là tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh đã có hồ sơ chấm dứt hiệu lực MST gửi đến cơ quan thuế nhưng chưa được cơ quan này ban hành Thông báo chấm dứt hiệu lực MST, đề nghị được tiếp tục hoạt động trở lại.Trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị khôi phục MST của người nộp thuế, cơ quan thuế lập danh sách các hồ sơ khai thuế còn thiếu, tình hình sử dụng hoá đơn, số tiền thuế còn nợ, số tiền phạt, tiền chậm nộp (nếu có) và thực hiện xử phạt vi phạm về thuế, hoá đơn theo quy định.

Trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày người nộp thuế chấp hành đầy đủ quyết định xử phạt vi phạm về thuế, hóa đơn, nộp đủ số tiền thuế còn nợ, số tiền phạt, tiền chậm nộp (nếu có), cơ quan thuế:

– Lập Thông báo khôi phục MST cho người nộp thuế mẫu 19/TB-ĐKT gửi người nộp thuế.

– In lại Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc Thông báo MST cho người nộp thuế trong trường hợp người nộp thuế đã nộp bản gốc cho cơ quan thuế theo hồ sơ chấm dứt hiệu lực MST.

Cơ quan thuế cập nhật trạng thái MST cho người nộp thuế trên Hệ thống ngay trong ngày làm việc hoặc chậm nhất là đầu giờ ngày làm việc tiếp theo kể từ ngày ban hành Thông báo khôi phục MST.

Cơ quan thuế xác định người nộp thuế không thuộc trường hợp phải chấm dứt hiệu lực MST do lỗi của cơ quan thuế.Ngay sau khi phát hiện việc chấm dứt hiệu lực mã số thuế của người nộp thuế sai do lỗi của cơ quan thuế thì cơ quan thuế:

+ Lập Thông báo khôi phục MST mẫu 19/TB-ĐKT gửi người nộp thuế.

+ In lại Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc Thông báo MST cho người nộp thuế nếu đã nộp bản gốc cho cơ quan thuế theo hồ sơ chấm dứt hiệu lực MST.

Cơ quan thuế cập nhật trạng thái MST cho người nộp thuế trên Hệ thống ngay trong ngày làm việc hoặc chậm nhất là đầu giờ ngày làm việc tiếp theo kể từ ngày ban hành Thông báo khôi phục MST.

Lưu ý: MST nộp thay sẽ tự động khôi phục khi MST của người nộp thuế được cơ quan thuế cập nhật vào Hệ thống.

(Căn cứ Điều 20 Thông tư 95/2016/TT-BTC)

Nguồn: Thư viện pháp luật

Hãy đến với TRI THỨC VIỆT để trao dồi những kinh nghiệm nhé.

Mời các bạn CLICK VÀO ĐÂY để xem chi tiết nội dung khoá học XUẤT NHẬP KHẨU THỰC TẾ TỪ A-Z, khoá học theo hình thức cầm tay chỉ việc

Mời bạn CLICK VÀO ĐÂY để xem thêm khóa TIN VĂN PHÒNG TỔNG HỢP THỰC HÀNH TRỰC TIẾP TRÊN OFFICE 2010, HỌC LÝ THUYẾT KẾ HỢP CÙNG THỰC HÀNH, ĐẢM BẢO THÀNH THẠO SAU KHOÁ HỌC

Mời bạn CLICK VÀO ĐÂY để xem thêm khóa kế toán thuế thực hành trên chứng từ thực tế, excel, misa 2015 theo TT 200

Tham gia khóa học bạn sẽ có cơ hội:

 1. Được làm thực hành trên chứng từ, hóa đơn và sổ sách của doanh nghiệp.

2. Được cài đặt + tặng phần mềm kế toán Misa có bản quyền để hỗ trợ học tập
3. Được hướng dẫn và học thực tế trên Laptop (Mỗi học viên sẽ được hướng dẫn sửa bài thực hành riêng, cầm tay chỉ việc )
4. Học xong khóa học, học viên có kết quả bằng 2 năm kinh nghiệm.
5. Có thể làm được công việc của một kế toán tổng hợp,
+ Có thể kê khai thuế GTGT, TNCN, TNDN,
+ Làm sổ sách kế toán
+ Tính được giá thành sản xuất, xây dựng
+ Lập được báo cáo tài chính: bảng cân đối số phát sinh, bảng cân đôi kế toán, bảng lưu chuyển tiền tệ, …
+ Quyết toán thuế cuối năm: Quyết toán thuế TNDN, thuế TNCN
6. Được hỗ trợ tư vấn nghiệp vụ cả sau khi đã kết thúc khóa học
7. Được cập nhật kiến thực kế toán, cập nhật chính sách thuế mới nhất định kỳ sau khi kết thúc khóa học

Địa chỉ đào tạo kế toán thực tế uy tín tại Hà Nội

TIN HỌC – KẾ TOÁN TRI THỨC VIỆT

Cơ sở 1: Số 3E3, TT Đại Học  Thương Mại, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội

( Gần nhà sách Trí Tuệ)

Cơ sở 2: Đối diện cổng chính Khu A, ĐH Công Nghiệp, Nhổn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Cơ sở 3: P1404B CC An Sinh, Mỹ Đình 1, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Tư vấn: 04.6652.2789           hoặc               0976.73.8989

Sơ đồ tới trung tâm đào tạo kế toán thuế:Click vào đây

Comments

comments