TRƯỚC KHI LẬP BCTC – KẾ TOÁN CẦN CHÚ Ý GÌ?
- Lượt xem: 1089
- Tweet
TRƯỚC KHI LẬP BCTC – KẾ TOÁN CẦN CHÚ Ý GÌ?
Trước khi lập BCTC – kế toán cần chú ý gì? Một số vấn đề cần kiểm tra trước khi lên báo cáo tài chính, quyết toán thuế. Cần lưu ý kiểm tra trước khi lên báo cáo tài chính, quyết toán thuế một số vấn đề sau:
1. Nguồn tiền mặt :
– Kiểm tra nguồn tiền mặt tránh trường hợp bị âm.
2. Tiền ngân hàng :
– Kiểm tra doanh nghiệp có bao nhiêu tài khoản ngân hàng, lấy bảng sao kê, sổ phụ để kiểm tra nếu có sai sót. Số dư tất cả các tài khoản ngân hàng phải khớp với số dư trên TK 112.
3. Thuế GTGT khấu trừ:
– Đối chiếu với chỉ tiêu 43 (Số Thuế được chuyển sang kỳ sau) trên tờ khai thuế GTGT.
4. Công nợ phải thu, công nợ phải trả:
– So sánh với sổ chi tiết công nợ phải thu, phải trả với bảng tổng hợp công nợ phải thu, phải trả. Sau đó đối chiếu với số dư từng TK.
– Đối chiếu công nợ với từng khách hàng, nhà cung cấp.
5. Tiền tạm ứng :
– Kiểm tra đối chiếu để hoàn ứng nếu phát sinh tạm ứng mà chưa hoàn ứng.
6. Hàng tồn kho:
– Đối chiếu sổ nhập xuất tồn với sổ tổng hợp của từng hàng tồn kho. Rồi đối chiếu với số dư từng tài khoản.
– Không để xuất quá số lượng hàng tồn kho hiện có. Không để kho bị âm.
– Đối với công ty có hoạt động xây lắp, xây dựng theo công trình. Số dư Tk 154 chi tiết phải khớp với sổ chi tiết giá thành (Theo từng công trình cụ thể).
7. Phân bổ chi phí trả trước:
– Kiểm tra Bảng phân bổ chi phí trả trước 242, 142 số chi phí trả trước còn phải phân bổ so với số dư tài khoản 142, 242.
8. Tài sản cố định:
– Doanh nghiệp tự quyết định phương pháp khấu hao, thời gian trích khấu hao nếu có phát sinh tài sản và thông báo với cơ quan thuế, vì vậy tất cả các tài sản đều phải được đăng ký khấu hao (Kể cả những DN mới đăng ký lần đầu, đã đăng ký PP trích khấu hao)
– Đối chiếu số dư TK 214, TK 211 với Bảng trích khấu hao TSCĐ.
- Thuế phải nộp:
_ Lên thuế xin tình hình thuế năm để về đối chiếu cho nhanh.
– Thuế môn bài đã hạch toán chi phí và có biên lai đóng tiền chưa. Kiểm tra TK 3338.
– Thuế GTGT- Căn cứ khai báo, chứng từ nộp thuế và hạch toán để xem đúng và đủ chưa. – Kiểm tra TK 3331.
– Thuế TNCN – Căn cứ khai báo, chứng từ nộp thuế và hạch toán để xem đúng và đủ chưa. Kiểm tra TK 3335.
– Thuế TNDN – Căn cứ khai báo, chứng từ nộp thuế và hạch toán để xem đúng và đủ chưa. Kiểm tra TK 3334.
Thuế TNDN lưu ý các bút toán Nợ 821/ Có 3334, Nợ 3334/Có 111 khi có phát sinh nộp hằng quý, cuối năm.
– Các loại thuế, phí khác nếu có phải thu thập đầy đủ biên lai nộp thuế để hạch toán.
10. Lương, BHXH, BHYT, BHTN, CPCĐ, thuế TNCN
– Hạch toán lương, bảo hiểm đã đầy đủ chưa. Đối chiếu tài khoản Có 334 với Tờ khai Quyết toán Thuế TNCN.
– Chi phí lương là khoản chi phí rất lớn trong DN, đặc biêt đối với DN sản xuất, xây dựng. Vì vậy, cần yêu cầu NLĐ cung cấp CMND đầy đủ để thực hiện Quyết toán thuế TNCN, đồng thời lấy dữ liệu làm Hợp đồng lao động (kèm CMND) để hợp lệ.
11. Các khoản tiền vay, mượn :
– Rà soát lại các khoản vay mượn, chú ý tính lãi vào chi phí trong kỳ. - Doanh thu:
– Doanh thu bán hàng.
– Doanh thu hoạt động tài chính.
– Doanh thu khác.
Các tài khoản doanh thu không có số dư.
Các khoản giảm trừ doanh thu nếu phát sinh cần kết chuyển giảm trừ doanh thu.
13. Chi phí:
– Chi phí giá vốn
– Chi phí hoạt động tài chính
– Chi phí bán hàng
– Chi phí quản lý doanh nghiệp
– Chi phí khác
– Chi phí thuế TNDN
Các tài khoản chi phí không có số dư
Cần kiểm tra các khoản chi phí xem có khoản chi phí nào là chi phí không hợp lý để loại trừ khi tính thuế TNDN.
- Kết chuyển:
Bút toán kết chuyển đã được phần mềm hỗ trợ. Tuy nhiên phải kiểm tra, rà soát lại nếu phát hiện thấy TK từ loại 5 đến loại 9 còn số dư.
Sau khi thực hiện đối chiếu hoàn thành, đưa lên mã vạch ở HTKK.
– Báo cáo tài chính năm.
+ Bảng cân đối tài khoản.
+ Bảng cân đối kế toán.
+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
+ Bản thuyết minh báo cáo tài chính.
– Quyết toán thuế TNCN năm.
– Quyết toán thuế TNDN năm.
Hàng quý doanh nghiệp phải tự tạm tính và nộp thuế TNDN nếu có.
Tham gia khóa học bạn sẽ có cơ hội:
1. Được làm thực hành trên chứng từ, hóa đơn và sổ sách của doanh nghiệp.
2. Được cài đặt + tặng phần mềm kế toán Misa có bản quyền để hỗ trợ học tập
3. Được hướng dẫn và học thực tế trên Laptop (Mỗi học viên sẽ được hướng dẫn sửa bài thực hành riêng, cầm tay chỉ việc )
4. Học xong khóa học, học viên có kết quả bằng 2 năm kinh nghiệm.
5. Có thể làm được công việc của một kế toán tổng hợp,
+ Có thể kê khai thuế GTGT, TNCN, TNDN,
+ Làm sổ sách kế toán
+ Tính được giá thành sản xuất, xây dựng
+ Lập được báo cáo tài chính: bảng cân đối số phát sinh, bảng cân đôi kế toán, bảng lưu chuyển tiền tệ, …
+ Quyết toán thuế cuối năm: Quyết toán thuế TNDN, thuế TNCN
6. Được hỗ trợ tư vấn nghiệp vụ cả sau khi đã kết thúc khóa học
7. Được cập nhật kiến thực kế toán, cập nhật chính sách thuế mới nhất định kỳ sau khi kết thúc khóa học
Địa chỉ đào tạo kế toán thực tế uy tín tại Hà Nội
TIN HỌC – KẾ TOÁN TRI THỨC VIỆT
Cơ sở 1: Số 3E3, TT Đại Học Thương Mại, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội
( Gần nhà sách Trí Tuệ)
Cơ sở 2: Đối diện cổng chính Khu A, ĐH Công Nghiệp, Nhổn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tư vấn: 04.6652.2789 hoặc 0976.73.8989
Sơ đồ tới trung tâm đào tạo kế toán:Click vào đây xem chi tiết