Từ 2016, mức lương đóng BHXH gồm những khoản nào?

    Lượt xem: 1433

Từ 2016, mức lương đóng BHXH gồm những khoản nào?

Doanh nghiệp có trách nhiệm xây dựng hoặc rà soát sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương; chuyển xếp lương từ thang lương, bảng lương theo quy định tại Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31/12/2002 của Chính phủ sang thang lương, bảng lương do doanh nghiệp tự xây dựng.

Theo phản ánh của bà Thùy Dương (tỉnh Hải Dương), Công ty của bà Dương trả lương cho người lao động bao gồm: Lương cơ bản; phụ cấp trách nhiệm (đối với cấp tổ trưởng trở lên); trợ cấp đi lại (10.000 đồng/ngày/người, tính theo ngày đi làm thực tế của người lao động); trợ cấp chuyên cần (100.000 đồng/người/tháng, nghỉ từ 3 ngày trở lên thì không được hưởng); trợ cấp đặc biệt (dành cho người lao động đã ký hợp đồng chính thức và cũng quy định kèm điều kiện làm việc trong tháng của người lao động).

mức lương đóng BHXH

Bà Dương hỏi, từ năm 2016, mức lương làm căn cứ đóng BHXH của công ty bà gồm những khoản nào trong số các mục trên? Từ 1/1/2016 đến ngày 31/12/2017 tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bao gồm lương cơ bản, phụ cấp trách nhiệm, trợ cấp đi lại và từ ngày 1/1/2018 tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bao gồm tất cả 5 mục trên, hiểu như vậy có đúng không?

Về vấn đề này, BHXH Việt Nam trả lời bà Dương như sau:

Theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc, tiền lương tháng đóng BHXH đối với người lao động đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại Khoản 2 Điều 89 của Luật BHXH được quy định như sau:

– Từ ngày 1/1/2016 đến ngày 31/12/2017 là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động ghi trong hợp đồng lao động.

– Từ ngày 1/1/2018 trở đi là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động ghi trong hợp đồng lao động.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư số 23/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện một số điều về tiền lương của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/1/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ Luật Lao động thì tiền lương ghi trong Hợp đồng lao động do người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động để thực hiện công việc nhất định, bao gồm:

– Mức lương theo công việc hoặc chức danh;

– Phụ cấp lương;

– Các khoản bổ sung khác.

Căn cứ quy định tại Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013, Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/1/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ Luật Lao động và Thông tư số 23/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện một số điều về tiền lương của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP  thì:

Doanh nghiệp có trách nhiệm xây dựng hoặc rà soát sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương; chuyển xếp lương từ thang lương, bảng lương theo quy định tại Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31/12/2002 của Chính phủ sang thang lương, bảng lương do doanh nghiệp tự xây dựng, trên cơ sở đó rà soát, sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thực hiện thủ tục ban hành theo quy định, làm căn cứ tiền lương, đóng BHXH đối với người lao động theo tiền lương mới quy định tại Nghị định số 49/2013/NĐ-CP.

Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ

Mời bạn CLICK VÀO ĐÂY để xem thêm khóa TIN VĂN PHÒNG TỔNG HỢP THỰC HÀNH TRỰC TIẾP TRÊN OFFICE 2010, HỌC LÝ THUYẾT KẾ HỢP CÙNG THỰC HÀNH, ĐẢM BẢO THÀNH THẠO SAU KHOÁ HỌC

Mời bạn CLICK VÀO ĐÂY để xem thêm khóa kế toán thực hành trên chứng từ thực tế, excel, misa 2015 theo TT 200

Tham gia khóa học bạn sẽ có cơ hội:

 1. Được làm thực hành trên chứng từ, hóa đơn và sổ sách của doanh nghiệp.

2. Được cài đặt + tặng phần mềm kế toán Misa có bản quyền để hỗ trợ học tập
3. Được hướng dẫn và học thực tế trên Laptop (Mỗi học viên sẽ được hướng dẫn sửa bài thực hành riêng, cầm tay chỉ việc )
4. Học xong khóa học, học viên có kết quả bằng 2 năm kinh nghiệm.
5. Có thể làm được công việc của một kế toán tổng hợp,
+ Có thể kê khai thuế GTGT, TNCN, TNDN,
+ Làm sổ sách kế toán
+ Tính được giá thành sản xuất, xây dựng
+ Lập được báo cáo tài chính: bảng cân đối số phát sinh, bảng cân đôi kế toán, bảng lưu chuyển tiền tệ, …
+ Quyết toán thuế cuối năm: Quyết toán thuế TNDN, thuế TNCN
6. Được hỗ trợ tư vấn nghiệp vụ cả sau khi đã kết thúc khóa học
7. Được cập nhật kiến thực kế toán, cập nhật chính sách thuế mới nhất định kỳ sau khi kết thúc khóa học

Địa chỉ đào tạo kế toán thực tế uy tín tại Hà Nội

TIN HỌC – KẾ TOÁN TRI THỨC VIỆT

Cơ sở 1: Số 3E3, TT Đại Học  Thương Mại, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội

( Gần nhà sách Trí Tuệ)

Cơ sở 2: Đối diện cổng chính Khu A, ĐH Công Nghiệp, Nhổn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Tư vấn: 04.6652.2789           hoặc               0976.73.8989

Sơ đồ tới trung tâm đào tạo kế toán:Click vào đây xem chi tiết

giảm-học-phí-kế-toán

excel 2013

 

 

Comments

comments