VỐN CỐ ĐỊNH VÀ VỐN LƯU ĐỘNG
- Lượt xem: 1006
- Tweet
VỐN CỐ ĐỊNH VÀ VỐN LƯU ĐỘNG
VỐN CỐ ĐỊNH VÀ VỐN LƯU ĐỘNG
Vốn cố định:
Định nghĩa: Vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản cố định của doanh nghiệp.
1. Khái niệm tài sản cố định:
Tài sản cố định là những tư liệu lao động đáp ứng hai tiêu chuẩn sau:
– Thời gian sử dụng: Từ một năm trở lên
– Tiêu chuẩn về giá trị: Phải có giá trị tối thiểu ở một mức nhất định do Nhà nước quy định phù hợp với tình hình kinh tế của từng thời kỳ (theo chế độ kế toán ban hành theo quyết định 15/2006/BTC thì TSCĐ có giá từ 10.000.000 trở lên)
2. Phân loại TSCĐ:
a) Cách phân loại thông dụng nhất là theo hình thái biểu hiện, TSCĐ được chia thành 2 loại: TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình.
* TSCĐ hữu hình: Là những tài sản có hình thái, vật chất, được chia thành các nhóm sau:
– Nhà cửa, vật kiến trúc
– Máy móc, thiết bị
– Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn
– Thiết bị, dụng cụ quản lý.
– Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc hoặc cho sản phẩm.
– Các TSCĐ hữu hình khác.
* TSCĐ Vô hình:
Là những tài sản không có hình thái vật chất, thể hiện những lượng giá trị lớn mà doanh nghiệp đã đầu tư, liên quan đến nhiều chu kỳ kinh doanh. Bao gồm các loại sau:
– Quyền sử dụng đất
– Chi phí thành lập doanh nghiệp
– Chi phí về bằng phát minh sáng chế
– Chi phí nghiên cứu phát triển
– Chi phí về lợi thế thơng mại
– Quyền đặc nhượng
– Nhãn hiệu th ươ ng mại…..
b) Phân loại TSCĐ theo tình hình sử dụng, có các loại:
– TSCĐ đang dùng
– TSCĐ chưa dùng
– TSCĐ không cần dùng và chờ thanh lý
c) Phân loại TSCĐ theo công dụng kinh tế
d) Phân loại TSCĐ theo mục đích sử dụng
———————————
Vốn lưu động
1. Nội dung của vốn lưu động:
Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản lưu động của doanh nghiệp.
Tài sản lưu động của doanh nghiệp thường gồm 2 bộ phận: Tài sản lưu động trong sản xuất và tài sản lưu động trong lưu thông.
Tài sản lưu động trong sản xuất là những vật tư dự trữ như nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu … và sản phẩm dở dang trong quá trình sản xuất.
Tài sản lưu động trong lưu thông bao gồm: Sản phẩm hàng hóa chờ tiêu thụ, các loại vốn bằng tiền, vốn trong thanh toán, các khoản phí chờ kết chuyển, chi phí trả trước …
2. Phân loại vốn lưu động.
Để quản lý, sử dụng vốn lưu động có hiệu quả, thông thường vốn lưu động được phân loại theo các tiêu thức khác nhau:
a) Phân loại theo hình thái biểu hiện: Theo tiêu thức này, vốn lưu động được chia thành:
– Vốn bằng tiền và vốn trong thanh toán
+ Vốn bằng tiền: gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển, kể cả kim loại quý (Vàng, bạc, đá quý …)
+ Vốn trong thanh toán: Các khoản nợ phải thu của khách hàng, các khoản tạm ứng, các khoản phải thu khác..
– Vốn vật tư hàng hóa (hay còn gọi là hàng tồn kho) bao gồm nguyên, nhiên vật liệu, phụ tùng thay thế, công cụ, dụng cụ lao động, sản phẩm dở dang và thành phẩm.
– Vốn về chi phí trả trước: Là những khoản chi phí lớn hơn thực tế đã phát sinh có liên quan đến nhiều chu kỳ kinh doanh nên được phân bổ vào giá thành sản phẩm của nhiều chu kỳ kinh doanh như: chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, chi phí thuê tài sản, chi phí nghiên cứu thí nghiệm, cải tiến kỹ thuật, chi phí xây dựng, lắp đặt các công trình tạm thời, chi phí về ván khuôn, giàn giáo, phải lắp dùng trong xây dựng cơ bản …
b) Phân loại vốn theo vai trò của vốn lưu động đối với quá trình sản xuất kinh doanh. Theo cách phân loại này vốn lưu động được chia thành 3 loại:
– Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất: Bao gồm giá trị các khoản nguyên, vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu động lực, phụ tùng thay thế, công cụ, dụng cụ lao động nhỏ.
– Vốn lưu động trong khâu sản xuất: Bao gồm giá trị sản phẩm dở dang và vốn về chi phí trả trước.
– Vốn lưu động trong khâu lưu thông: Bao gồm giá trị thành phẩm, vốn bằng tiền, các khoản đầu tư ngắn hạn (đầu tư chứng khoán ngắn hạn, cho vay ngắn hạn …) các khoản vốn trong thanh toán (các khoản phải thu, tạm ứng …)
Công ty đào tạo tin học kế toán tri thức việt chuyên đào tạo kế toán thực hành trên chứng từ thực tế và phần mềm kế toán