Hướng dẫn xử lý hóa đơn bất hợp pháp mới nhất

    Lượt xem: 5460

Hướng dẫn xử lý hóa đơn bất hợp pháp mới nhất năm 2016

Thế nào là hóa đơn bất hợp pháp? Khi sử dụng hóa đơn này thì kế toán phải xử lý hóa đơn này thế nào? Nếu xử lí không chính xác hoặc không phát hiện để xử lí thì sẽ bị phạt ra sao?

1. Thế nào là sử dụng hóa đơn bất hợp pháp

Theo điều 22 Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 quy định việc sử dụng hóa đơn bất hợp pháp, cụ thể như sau:

Sử dụng hóa đơn bất hợp pháp là việc sử dụng hóa đơn giả, hóa đơn chưa có giá trị sử dụng, hết giá trị sử dụng.

– Hóa đơn giả là hóa đơn được in hoặc khởi tạo theo mẫu hóa đơn đã được phát hành của tổ chức, cá nhân khác hoặc in, khởi tạo trùng số của cùng một ký hiệu hóa đơn.

– Hóa đơn chưa có giá trị sử dụng là hóa đơn đã được tạo theo hướng dẫn tại Thông tư này, nhưng chưa hoàn thành việc thông báo phát hành.

– Hóa đơn hết giá trị sử dụng là hóa đơn đã làm đủ thủ tục phát hành nhưng tổ chức, cá nhân phát hành thông báo không tiếp tục sử dụng nữa; các loại hóa đơn bị mất sau khi đã thông báo phát hành được tổ chức, cá nhân phát hành báo mất với cơ quan thuế quản lý trực tiếp; hóa đơn của các tổ chức, cá nhân đã ngừng sử dụng mã số thuế (còn gọi là đóng mã số thuế).

lam tron so trong hoa don gtgt

Hình ảnh: Hướng dẫn xử lý hóa đơn bất hợp pháp mới nhất năm 2016

2. Thế nào là sử dụng bất hợp pháp hóa đơn:

Theo điều 22 Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 quy định việc Sử dụng bất hợp pháp hóa đơn, cụ thể như sau:

2.1. Sử dụng bất hợp pháp hóa đơn là việc lập khống hóa đơn; cho hoặc bán hóa đơn chưa lập để tổ chức, cá nhân khác lập khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ (trừ các trường hợp được sử dụng hóa đơn do cơ quan thuế bán hoặc cấp và trường hợp được ủy nhiệm lập hóa đơn theo hướng dẫn tại Thông tư này); cho hoặc bán hóa đơn đã lập để tổ chức, cá nhân khác hạch toán, khai thuế hoặc thanh toán vốn ngân sách; lập hóa đơn không ghi đầy đủ các nội dung bắt buộc; lập hóa đơn sai lệch nội dung giữa các liên; dùng hóa đơn của hàng hóa, dịch vụ này để chứng minh cho hàng hóa, dịch vụ khác.

2.2. Một số trường hợp cụ thể được xác định là sử dụng bất hợp pháp hóa đơn:

– Hóa đơn có nội dung được ghi không có thực một phần hoặc toàn bộ.

– Sử dụng hóa đơn của tổ chức, cá nhân khác để bán ra, để hợp thức hóa hàng hóa, dịch vụ mua vào không có chứng từ hoặc hàng hóa, dịch vụ bán ra để gian lận thuế, để bán hàng hóa nhưng không kê khai nộp thuế.

– Sử dụng hóa đơn của tổ chức, cá nhân khác để bán hàng hóa, dịch vụ, nhưng không kê khai nộp thuế, gian lận thuế; để hợp thức hàng hóa, dịch vụ mua vào không có chứng từ.
– Hóa đơn có sự chênh lệch về giá trị hàng hóa, dịch vụ hoặc sai lệch các tiêu thức bắt buộc giữa các liên của hóa đơn.

– Sử dụng hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ mà cơ quan thuế, cơ quan công an và các cơ quan chức năng khác đã kết luận là sử dụng bất hợp pháp hóa đơn.

3. Mức phạt sử dụng hóa đơn bất hợp pháp, bất hợp pháp hóa đơn.

Theo Công văn số 568/TCT-CS ngày 26/02/2014 của Tổng cục thuế hướng dẫn:

Căn cứ các quy định nêu trên, trường hợp người nộp thuế có hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp hoặc sử dụng bất hợp pháp hóa đơn thì:

– Nếu trường hợp doanh nghiệp sử dụng hóa đơn bất hợp pháp hoặc sử dụng bất hợp pháp hóa đơn mà dẫn đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế theo quy định tại Điều 108 của Luật Quản lý thuế thì DN chỉ bị xử lý về hành vi trốn thuế, gian lận thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế, Nghị định số 98/2007/NĐ-CP Nghị định số 129/2013/NĐ-CP Thông tư số 61/2007/TT-BTC Thông tư số 166/2013/TT-BTC nêu trên, không bị xử lý về hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp hoặc sử dụng bất hợp pháp hóa đơn theo quy định của Luật Quản lý thuế, Nghị định số 51/2010/NĐ-CP Nghị định số 109/2013/NĐ-CP Thông tư số 10/2014/TT-BTC nêu trên.

– Nếu trường hợp doanh nghiệp sử dụng hóa đơn bất hợp pháp hoặc sử dụng bất hợp pháp hóa đơn mà không dẫn đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế theo quy định tại Điều 108 của Luật Quản lý thuế thì doanh nghiệp chỉ bị xử lý về hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp hoặc sử dụng bất hợp pháp hóa đơn theo quy định của Luật Quản lý thuế, Nghị định số 51/2010/NĐ-CP Nghị định số 109/2013/NĐ-CP Thông tư số 10/2014/TT-BTC nêu trên, không bị xử lý về hành vi trốn thuế, gian lận thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế, Nghị định số 98/2007/NĐ-CP Nghị định số 129/2013/NĐ-CP Thông tư số 61/2007/TT-BTC Thông tư số 166/2013/TT-BTC nêu trên.

Mức phạt hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp, bất hợp pháp hóa đơn cụ thể như sau:

Theo điều 11 và 12 Thông tư 10/2014/TT-BTC ngày 17/1/2014.

– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp (trừ hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư này) hoặc hành vi sử dụng bất hợp pháp hóa đơn (trừ hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này). (Dù là bên bán hay bên mua thì cũng đều xử phạt như nhau )

Bạn đang xem Hướng dẫn xử lý hóa đơn bất hợp pháp mới nhất năm 2016

4. Cách xử lý hóa đơn bất hợp pháp:

4.1. Nếu hóa đơn đó chưa kê khai, hạch toán:

– Thuế GTGT: Không kê khai thuế gtgt đầu vào, hạch toán thuế GTGT vào chi phí không được trừ. Có thể bị xử phạt hành chính về thuế.

– Thuế TNDN: Hạch toán chi phí mua hàng hóa, dịch vụ vào chi phí không được trừ. Có thể bị xử phạt hành chính về thuế.

4.2. Nếu hóa đơn đó đã kê khai, hạch toán:

– Thuế GTGT: Kê khai Điều chỉnh giảm trên tờ khai thuế, điều chỉnh hạch toán thuế gtgt trên sổ sang chi phí không được trừ. Trong trường hợp, việc điều chỉnh làm phát sinh thuế phải nộp hoặc Doanh nghiệp đã xin hoàn thuế, Doanh nghiệp sẽ bị truy thu thuế, phạt chậm nộp thuế, phạt hành chính.

– Thuế TNDN: Kê khai Điều chỉnh chi phí đã hạch toán sang chi phí không được trừ. Trong trường hợp này, sẽ ảnh hưởng tới thuế thu nhập doanh nghiệp, có thể bị truy thu và phạt chậm nộp thuế, phạt hành chính.
-> Cụ thể là điều chỉnh vào chỉ tiêu B4 trên tờ khai quyết toán thuế TNDN.

Lưu ý: Trong một số trường hợp: Doanh nghiệp còn bị xử phạt về hành vi xuất khống hóa đơn đầu ra (do đầu vào không hợp pháp).

Chúc các bạn làm tốt công việc của mình!

Nguồn: Gia sư KTT

Mời bạn xem thêm khóa kế toán thực hành trên hóa đơn, chứng từ, excel, misa 2015 theo TT200

xử lý hóa đơn

Hãy đến với TRI THỨC VIỆT để trao dồi những kinh nghiệm nhé.

Mời các bạn CLICK VÀO ĐÂY để xem chi tiết nội dung khoá học XUẤT NHẬP KHẨU THỰC TẾ TỪ A-Z, khoá học theo hình thức cầm tay chỉ việc

Mời bạn CLICK VÀO ĐÂY để xem thêm khóa TIN VĂN PHÒNG TỔNG HỢP THỰC HÀNH TRỰC TIẾP TRÊN OFFICE 2010, HỌC LÝ THUYẾT KẾ HỢP CÙNG THỰC HÀNH, ĐẢM BẢO THÀNH THẠO SAU KHOÁ HỌC

Mời bạn CLICK VÀO ĐÂY để xem thêm khóa kế toán thuế thực hành trên chứng từ thực tế, excel, misa 2015 theo TT 200

Tham gia khóa học bạn sẽ có cơ hội:

 1. Được làm thực hành trên chứng từ, hóa đơn và sổ sách của doanh nghiệp.

2. Được cài đặt + tặng phần mềm kế toán Misa có bản quyền để hỗ trợ học tập.

3. Được hướng dẫn và học thực tế trên Laptop (Mỗi học viên sẽ được hướng dẫn sửa bài thực hành riêng, cầm tay chỉ việc ).

4. Học xong khóa học, học viên có kết quả bằng 2 năm kinh nghiệm.

5. Có thể làm được công việc của một kế toán tổng hợp:

  • Có thể kê khai thuế GTGT, thu nhập cá nhân, TNDN.
  •  Làm sổ sách kế toán.
  •  Tính được giá thành sản xuất, xây dựng.
  •  Lập được báo cáo tài chính: bảng cân đối số phát sinh, bảng cân đôi kế toán, bảng lưu chuyển tiền tệ, …
  •  Quyết toán thuế cuối năm: Quyết toán thuế TNDN, thuế thu nhập cá nhân.

6. Được hỗ trợ tư vấn nghiệp vụ cả sau khi đã kết thúc khóa học.

7. Được cập nhật kiến thực kế toán, cập nhật chính sách thuế mới nhất định kỳ sau khi kết thúc khóa học.

Thông tin lấy từ trang web http://okessays.com/

Địa chỉ đào tạo kế toán thực tế uy tín tại Hà Nội

TIN HỌC – KẾ TOÁN TRI THỨC VIỆT

Cơ sở 1: Số 3E3, TT Đại Học  Thương Mại, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội

( Gần nhà sách Trí Tuệ)

Cơ sở 2: Đối diện cổng chính Khu A, ĐH Công Nghiệp, Nhổn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Cơ sở 3: P1404B CC An Sinh, Mỹ Đình 1, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Tư vấn: 04.6652.2789           hoặc               0976.73.8989

Comments

comments