BÍ QUYẾT VÀNG KHI HỌC VÀ LÀM KẾ TOÁN?
Học kế toán thực hành như thế nào để có thể tăng cơ hội việc làm? Đây là vấn đề rất nhiều bạn sinh viên kế toán rất quan tâm. Vậy làm thế nào để trang bị cho bản thân kỹ năng thực hành kế toán để đáp ứng yêu câu từ mọi nhà tuyển dụng?
Là kế toán phải biết quy trình kế toán tổng hợp
Để học kế toán thực hành hiệu quả bạn phải biết được quy trình kế toán tổng hợp. Từ quy trình kế toán này, bạn sẽ thấy được mình cần làm gì để hoàn thiện phần thực hành kế toán cho bản thân.
Quy trình kế toán tổng hợp là tổng hợp mối quan hệ giữa các công việc kế toán kế tiếp nhau theo một trình tự nhất định trong thực tế làm kế toán tại doanh nghiệp. Ở bất kỳ đơn vị kinh doanh nào cũng cũng đều tuân thủ theo một quy trình kế toán tổng hợp này. Cụ thể, quy trình kế toán bao gồm 7 bước sau:
✔ Bước 1: Nghiệp vụ kinh tế phát sinh
Trong quá trình kinh doanh hằng ngày của doanh nghiệp sẽ phát sinh những công việc liên quan đến tài chính thì được gọi là nghiệp vị kinh tế phát sinh. Cụ thể, bằng chứng pháp lý chứng minh cho sự phát sinh và hoàn thành của các giao dịch chính là các chứng từ kế toán.
✔ Bước 2: Lập và thu nhận chứng từ kế toán
Chứng từ gốc là căn cứ pháp lý để kế toán tiến hành ghi nhận các giao dịch vào những phương tiện nhất định sau khi đã kiểm tra chứng từ, xử lý và phân tích các giao dịch. Chứng từ kế toán được lập vào thời điểm phát sinh giao dịch được gọi là chứng từ gốc.
✔ Bước 3: Ghi sổ sách kế toán
Sổ sách kế toán gồm sổ nhật ký chung, sổ cái, sổ chi tiết. Căn cứ vào chứng từ kế toán, ghi chép Sổ sách kế toán.
✔ Bước 4: Thực hiện bút toán cuối kỳ
Bước này nhằm xúc định số dư của tài sản, nguồn vốn và xác định được lãi lỗ trong kỳ của doanh nghiệp. Đây là công việc bắt buộc kế toán phải làm vào cuối kỳ là thực hiện bút toán cuối kỳ và thực hiện bút toán kết chuyển đồng thời khóa sổ kế toán.
✔ Bước 5: Lập bảng cân đối số phát sinh
Căn cứ vào sổ sách thực hiện ở bước 4, kế toán tiến hành lập bảng cân đối số phát sinh để có cái nhìn tổng quan về toàn bộ sổ cái phát sinh tại doanh nghiệp gồm những loại sổ cái nào và chính xác chưa, vì đây là bước để tiến hành lập báo cáo tài chính.
✔ Bước 6: Lập báo cáo tài chính và quyết toán thuế
Kế toán không phải làm kế toán cho chính nó, mà mục đích là cung cấp thông tin hữu ích cho các đối tượng sử dụng thông tin thông qua các báo cáo tài chính.
Từ nhật ký sổ cái và sổ chi tiết, kế toán sẽ tiến hành lập báo cáo tài chính gồm 4 bảng: bảng cân đối kế toán, kết quả kinh doanh, lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính. Đồng thời, sẽ lập báo cáo quyết toán thuế để xác định thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân để nộp cho cơ quan thuế.
Đây là công việc cần rất nhiều thời gian nếu thực hiện kế toán thủ công. Tuy nhiên, nếu thực hiện kế toán bằng máy thì việc này có thể hoàn thành rất nhanh chóng.
Lưu ý: Thời hạn nộp báo cáo tài chính và quyết toán thuế cho cơ quan thuế là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Nếu nộp quá thời hạn sẽ bị cơ quan thuế phạt về hành vi chậm nộp.
✔ Bước 7: In sổ sách, đóng quyển và lưu kho
Việc lưu trữ sổ sách, số liệu kế toán là điều cần thiết, giúp dễ dàng hơn trong việc tra cứu các vấn đề liên quan ở các năm sau và đây cũng là công việc cuối cùng của kế toán.
Để thực hiện được những công việc trong quy trình kế toán, người kế toán phải am hiểu và vận dụng được các nguyên tắc, chuẩn mực, phương pháp và chế độ kế toán.
✔ Tìm kiếm và tân dụng những cơ hội thực tập
Mặc dù nhà trường không có nhiều tiết thực hành cho bạn, nhưng cũng nên tận dung vì đây là khoảng thời gian giúp bạn củng cố lại kiến thức một cách hiệu quả, vì vậy đừng chỉ học theo cách đối phó. Ngoài ra, bạn nên tân dụng những cơ hội thực tập bên ngoài doanh nghiệp dù là nhỏ nhất, đây sẽ là nơi để bạn va chạm thực tế.
✔ Tham gia một khóa học kế toán tổng hợp thực hành thực tế
Dù bạn đã ra trường hay còn ngồi trên ghế nhà trường thì nên tham gia một khóa học kế toán thực hành thực tế. Nếu bạn không thể tự trang bị cho mình kỹ năng thực hành thì với những hình thức khóa học thực hành sẽ giúp bạn có kinh nghiệm trước khi xin việc. Không phải nói học thực hành thực tế là đều ra ngoài doanh nghiệp cả vì thực tế cũng cần được hướng dẫn chứ không phải tự nhiên mà có được, do đó tham gia một khóa học là điều cần thiết.
✔ Bài toán kinh nghiệm từ nhà tuyển dụng
Là một sinh viên mới ra trường khi bắt đầu xin việc thì bắt gặp những thông tin tuyển dụng đại loại như là: cần tuyển kế toán tổng hợp 2 năm kinh nghiệm, kế toán bán hàng 1 năm kinh nghiệm,… Bạn mới ra trường thì làm gì có kinh nghiệm mà đáp ứng? Nhưng các bạn cũng đừng bi quan vì thực tế nhà tuyển dụng hiểu rõ bạn là sinh viên mới ra trường nên chỉ kiểm tra lại kiến thức như bút toán, cách vào sổ nhật ký chung,.. như bài viết đã nói phía trên. Vì nếu thật sự liên quan đến kinh nghiệm thì nhà tuyển dụng đòi hỏi các bạn lập báo báo tài chính và quyết toán thuế, thì đấy mới là đòi hỏi kinh nghiệm.
✔ Học hỏi kinh nghiệm từ những người đã làm kế toán
Có thể bạn chưa có kinh nghiệm thực tế, nhưng không đồng nghĩa với việc bạn không biết thực tế là như thế nào. Với những người đã làm kế toán, thì họ rất sẳn sàng chia sẻ về kinh nghiệm khi làm tại doanh nghiệp, vấn đề là chúng ta có muốn học hỏi từ họ hay không. Ngoài ra, khi tham gia khóa học kế toán tổng hợp thực tế thì bạn có cơ hội tiếp xúc với những kế toán trưởng nhiều năm trong nghề và đây là cơ hội không phải ai mới ra trường cũng có được.
✔ Bí quyết cuối cùng là chính ở bản thân bạn
Bí quyết, kinh nghiệm thì đều cho con người tự trải nghiệm mà có được chứ không phải tự nhiên. Do đó, đều quyết định còn lại là chính bản thân bạn. Học kế toán thực hành đã giúp bạn có được một phần kinh nghiệm và đều còn lại là cơ hội việc làm đúng chuyên ngành như mong muốn. Để làm được việc này, bạn phải chủ động hơn trong tìm việc làm và tự tin vào bản thân khi đi phỏng vấn. Nếu bạn thực hiện như những gì chia sẻ trên đây thì bạn có thể hoàn toàn tin tưởng vào bản thân để có thể đáp ứng mọi nhu cầu từ nhà tuyển dụng. Bên cạnh đó, nếu bạn tham gia vào khóa học kế toán tổng hợp thực hành thì một số trung tâm có giới thiệu việc làm sau khi bạn hoàn thành khóa học, bạn cũng có thể tận dụng những cơ hội như thế này.
Trên đây là những chia sẻ về “Bí quyết học kế toán thực hành” hy vọng giúp những bạn kế toán mới ra trường có thể tự tin hơn về nghề kế toán trong tương lai.
NẾU BẠN CHƯA TỰ TIN LÀM KẾ TOÁN TỔNG HỢP HÃY TÌM TỚI TRI THỨC VIỆT ĐỂ CÓ THÊM KINH NGHIỆM VÀ SỰ TỰ TIN NHÉ.
Hãy đến với TRI THỨC VIỆT để trao dồi những kinh nghiệm nhé.
Tham gia khóa học bạn sẽ có cơ hội:
1. Được làm thực hành trên chứng từ, hóa đơn và sổ sách của doanh nghiệp.
2. Được cài đặt + tặng phần mềm kế toán Misa có bản quyền để hỗ trợ học tập
3. Được hướng dẫn và học thực tế trên Laptop (Mỗi học viên sẽ được hướng dẫn sửa bài thực hành riêng, cầm tay chỉ việc )
4. Học xong khóa học, học viên có kết quả bằng 2 năm kinh nghiệm.
5. Có thể làm được công việc của một kế toán tổng hợp,
+ Có thể kê khai thuế GTGT, TNCN, TNDN,
+ Làm sổ sách kế toán
+ Tính được giá thành sản xuất, xây dựng
+ Lập được báo cáo tài chính: bảng cân đối số phát sinh, bảng cân đôi kế toán, bảng lưu chuyển tiền tệ, …
+ Quyết toán thuế cuối năm: Quyết toán thuế TNDN, thuế TNCN
6. Được hỗ trợ tư vấn nghiệp vụ cả sau khi đã kết thúc khóa học
7. Được cập nhật kiến thực kế toán, cập nhật chính sách thuế mới nhất định kỳ sau khi kết thúc khóa học
Địa chỉ đào tạo kế toán thực tế uy tín tại Hà Nội
TIN HỌC – KẾ TOÁN TRI THỨC VIỆT
Cơ sở 1: Số 3E3, TT Đại Học Thương Mại, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội
( Gần nhà sách Trí Tuệ)
Cơ sở 2: Đối diện cổng chính Khu A, ĐH Công Nghiệp, Nhổn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Cơ sở 3: P1404B CC An Sinh, Mỹ Đình 1, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Tư vấn: 04.6652.2789 hoặc 0976.73.8989
Sơ đồ tới trung tâm đào tạo kế toán:Click vào đây
Comments
comments