Chia sẽ kinh nghiệm về bảo hiểm xã hội
Các bạn kế toán mới ra trường còn bỡ ngỡ những thủ tục về bảo hiểm cho nhân viên phải không? Hay bạn muốn xin rút lại sổ bảo hiểm để nộp cho công ty mới, ngoài ra nếu bạn có nghỉ sinh thì em có phải đóng bảo hiểm không?
Điều này là vấn đề của các bạn mong muốn được ai đó giải quyết. Nhằm hướng dẫn cụ thể cho các bạn về thủ tục bào hiểm xã hội về những hành vi, vi phạm của người sử dụng lao động, chúng chia sẽ dưới đây là những kinh nghiệm và câu hỏi thường gặp mà mình cập nhật được.
Câu 1 :
Mình đã nghỉ việc ở công ty cũ 2 năm rồi nhưng họ vẫn chưa trả sổ cho mình. Mấy lần gặp Giám đốc bên đó họ đều gây khó khăn. Mình xin hỏi có làm được sổ BH mới không bạn (Vẫn nối tiếp thời gian đóng bảo hiểm).
>>>Trả lời
Bạn cung cấp số sổ BHXH ở cty cũ để tham gia tiếp tục cho đơn vị mới.
Theo quy định của Luật BHXH thì sổ BHXH được cấp đối với từng lao động để theo dõi việc đóng, hưởng các chế độ BHXH và là cơ sở giải quyết các chế độ BHXH theo quy định. Vì vậy mỗi người lao động chỉ được cấp 1 số sổ duy nhất cho 1 lần tham gia BHXH đầu tiên, xem như là mã quản lý về BHXH đối với người lao động trong suốt quá trình tham gia BHXH.
Cũng theo quy định khi người lao động nghỉ việc cty ra quyết định và chốt sổ BHXH (bảo lưu) cho người lao động
Câu 2 :
Anh / chị chi em biết với , công ty hàng tháng vẫn trừ bảo hiểm của nhân viên, Nhưng mà khi em nghỉ làm thì không được chốt sổ vì công ty không đóng bảo hiểm cho nhân viên. Vậy cho em hỏi làm cách nào để lấy được tiền bảo hiểm hàng tháng bị trừ?
Anh/ chị giúp em với.
>>> Trả lời
Hàng tháng Công ty vẫn thực hiện trích đóng số tiền BHXH-BHYT-BHTN từ tiền lương của người lao động nhưng không đóng cho cơ quan BHXH.
Như vậy việc Công ty không đóng BHXH cho người lao động, hành vi này là vi phạm Luật BHXH, do đó bạn có thể gửi đơn theo thứ tự
Trước tiên Bạn gửi đơn đến phòng Lao động thương binh & xã hội Huyện (nơi Cty đóng trên địa bàn). Sau đó nộp đơn cho tòa án Huyện, Thị xã (nơi Cty đóng trên địa bàn, bạn không tốn tiền án phí )
Câu 3:
Em có 1 vấn đề này thắc mắc mong mọi người giải đáp dùm em với ạ. Em làm ở cty A được gần 1 năm thì sang làm cty B. Lúc nghỉ cty A thì em có lấy sổ BH và hoàn tất mọi thủ tục đàng hoàng. Lúc sang cty B thì ban đầu em chỉ đưa số sổ BHXH để bên đó đóng bảo hiểm cho em. Nhưng sau gần 1 năm thì em nghỉ việc, mà lần này là nghỉ ngang ( do không chấp nhận được thái độ làm việc của GD ).
Sau khi nghỉ ngang thì sổ bảo hiểm em vẫn giữ trong tay, nhưng chỉ có lịch sử đóng BH của cty A, còn cty B thì hiển nhiên không có gì trên đó. Em muốn hỏi giờ em đưa sổ này cho cty mới (cty C) đóng bảo hiểm thì có vấn đề gì hay không ạ?
>>>> Trả lời
Theo quy định của Luật BHXH thì sổ BHXH được cấp đối với từng lao động để theo dõi việc đóng, hưởng các chế độ BHXH và là cơ sở giải quyết các chế độ BHXH theo quy định. Vì vậy mỗi người lao động chỉ được cấp 1 số sổ duy nhất cho 1 lần tham gia BHXH đầu tiên, xem như là mã quản lý về BHXH đối với người lao động trong suốt quá trình tham gia BHXH .
Bạn tiếp tục tham gia BHXH theo số sổ cũ này để được cộng nối thời gian trước đó
Câu 4 :
Trong thời gian thử việc, vậy mình có được tham gia đóng BHXH, BHYT không?
>>> Trả lời:
Thời gian thử việc (tối đa là 2 tháng) được thực hiện trên cơ sở “hợp đồng thử việc” chứ chưa phải là thời gian làm việc chính thức theo HĐLĐ, nên không thuộc diện đóng BHXH, BHYT.
Câu 5 :
Doanh nghiệp có bao nhiêu người lao động trở lên thì phải đăng ký đóng bảo hiểm xã hội?
>>>Trả lời:
Pháp luật BHXH hiện hành quy định: mọi cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có sử dụng lao động làm việc theo HĐLĐ từ 3 tháng trở lên đều thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, không phân biệt số lượng lao động sử dụng là bao nhiêu người.
Câu 6 :
Trong thời gian nghỉ sinh có phải đóng tiền BHXH, BHYT hay không?
>>> Trả lời:
Thời gian nghỉ thai sản không đóng BHXH, chỉ đóng BHYT. Về nguyên tắc, Người lao động phải tự đóng 3%, nhưng nhà nước khuyến khích Người sử dụng lao động đóng thay cho người lao động trong những trường hợp này.
Câu 7 :
Đơn vị tôi chuyển địa bàn sang quận khác cần lập thủ tục gì?
>>>Trả lời
Khi một đơn vị sử dụng lao động chuyển sang hoạt động tại địa bàn khác, cơ quan BHXH đang quản lý có trách nhiệm giải quyết hết công nợ về số thu BHXH, BHYT với đơn vị, sau đó xác nhận và chốt sổ BHXH cho người lao động đến thời điểm di chuyển.
Khi thực hiện chốt sổ, nếu phát hiện sai sót thì phải hướng dẫn đơn vị bổ sung, điều chỉnh lại cho đúng để đãm bảo thu đúng, chốt sổ đúng cho người lao động. Trên cơ sở đó lập biên bản để tất toán số thu cho đơn vị.
– Trường hợp đơn vị đề nghị chuyển số nợ sang thực hiện tại cơ quan BHXH nơi đến, thì phải có văn bản chính thức, có ý kiến xác nhận của cơ quan BHXH nơi đến. Cơ quan BHXH nơi đi có trách nhiệm lập văn bản xác định số tiền nợ của đơn vị để chuyển cho cơ quan BHXH nơi đến thực hiện.
– Riêng trường hợp đơn vị sau khi đã chốt sổ BHXH chuyển đi có những sai sót cần điều chỉnh bổ sung thì đơn vị lập thủ tục và điều chỉnh bổ sung tại BHXH quận, huyện nơi đến.
– Khi di chuyển ra khỏi địa bàn cũ, nếu thẻ BHYT của NLĐ vẫn còn giá trị sử dụng thì vẫn tiếp tục được sử dụng. Cơ quan BHXH nơi đến thu đủ 23% nhưng không phải cấp lại thẻ cho đến khi thẻ cũ hết giá trị sử dụng. Cơ quan BHXH nơi đi có trách nhiệm cung cấp danh sách NLĐ được cấp thẻ BHYT cho cơ quan BHXH nơi đến để theo dõi, quản lý.
Câu 8 :
Tôi năm nay 60 tuổi, đã đóng BHXH được 14 năm, vậy tôi có thể đóng tiếp để đủ chế độ hưởng lương hưu không?
>>> Trả lời:
Nếu bạn tiếp tục làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên thì vẫn thuộc diện đóng BHXH, BHYT bắt buộc. Khi có thời gian tham gia BHXH đủ 20 năm thì hưởng chế độ hưu trí.
Câu 9 :
. Người sử dụng lao động không đóng hoặc đóng bảo hiểm xã hội không đầy đủ cho người lao động bị xử phạt hành chính như thế nào?
>>> Trả lời
1. Phạt tiền người sử dụng lao động có hành vi đóng bảo hiểm xã hội nhưng không đầy đủ cho người lao động, theo các mức như sau:
– Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 01 người đến 10 người lao động;
– Từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 11 người đến 50 người lao động;
– Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 51 người đến 100 người lao động;
– Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 101 người đến 500 người lao động;
– Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 500 người lao động trở lên.
Câu 10 .
Người sử dụng lao động vi phạm những quy định nào về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi bị xử phạt vi phạm hành chính?
>>> Trả lời
Người sử dụng lao động vi phạm các quy định sau đây về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi bị xử phạt vi phạm hành chính:
– Quy định về thời gian làm việc theo tiêu chuẩn quy định tại Điều 68, Điều 115, Điều 122, Điều 123 và Điều 125 của Bộ luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung; quy định về thời gian nghỉ giữa ca và giữa hai ca làm việc hoặc vi phạm các quy định về việc nghỉ hàng tuần quy định tại Điều 71 và Điều 72 của Bộ luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung; quy định về việc nghỉ lễ tại Điều 73 của Bộ luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung; quy định về việc nghỉ hàng năm quy định tại các Điều 74, Điều 75 và Điều 76 của Bộ luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung; quy định về nghỉ về việc riêng quy định tại Điều 78 của Bộ luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung.
– Sử dụng người lao động làm thêm giờ quá thời gian quy định tại Điều 69 của Bộ luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung.
Nguồn: GiasuKTT
Hãy đến với TRI THỨC VIỆT để trao dồi những kinh nghiệm nhé.
Tham gia khóa học bạn sẽ có cơ hội:
1. Được làm thực hành trên chứng từ, hóa đơn và sổ sách của doanh nghiệp.
2. Được cài đặt + tặng phần mềm kế toán Misa có bản quyền để hỗ trợ học tập
3. Được hướng dẫn và học thực tế trên Laptop (Mỗi học viên sẽ được hướng dẫn sửa bài thực hành riêng, cầm tay chỉ việc )
4. Học xong khóa học, học viên có kết quả bằng 2 năm kinh nghiệm.
5. Có thể làm được công việc của một kế toán tổng hợp,
+ Có thể kê khai thuế GTGT, TNCN, TNDN,
+ Làm sổ sách kế toán
+ Tính được giá thành sản xuất, xây dựng
+ Lập được báo cáo tài chính: bảng cân đối số phát sinh, bảng cân đôi kế toán, bảng lưu chuyển tiền tệ, …
+ Quyết toán thuế cuối năm: Quyết toán thuế TNDN, thuế TNCN
6. Được hỗ trợ tư vấn nghiệp vụ cả sau khi đã kết thúc khóa học
7. Được cập nhật kiến thực kế toán, cập nhật chính sách thuế mới nhất định kỳ sau khi kết thúc khóa học
Địa chỉ đào tạo kế toán thực tế uy tín tại Hà Nội
TIN HỌC – KẾ TOÁN TRI THỨC VIỆT
Cơ sở 1: Số 3E3, TT Đại Học Thương Mại, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội
( Gần nhà sách Trí Tuệ)
Cơ sở 2: Đối diện cổng chính Khu A, ĐH Công Nghiệp, Nhổn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Cơ sở 3: P1404B CC An Sinh, Mỹ Đình 1, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Tư vấn: 04.6652.2789 hoặc 0976.73.8989
Sơ đồ tới trung tâm đào tạo kế toán:Click vào đây xem chi tiết
Comments
comments